tailieunhanh - Bước đầu nghiên cứu đa dạng sinh học bộ chân khác (Amphipoda) ở vịnh Nha Trang

Bài viết này cung cấp một số dẫn liệu sơ bộ về thành phần các họ và giống sống ở trong các mẫu nước biển thu tự nhiên và các giá thể mà Amphipoda sống bám. Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy bộ Amphipoda có đặc tính ban ngày chúng sống bám vào các giá thể nhưng ban đêm chúng có hiện tượng bơi nổi lên mặt nước ở độ sâu từ 0 đến 5 m. | Thông tin khoa học công nghệ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC BỘ CHÂN KHÁC AMPHIPODA Ở VỊNH NHA TRANG ĐINH THỊ HẢI YẾN GRINTSOV . I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng ven biển Nha Trang Khánh Hòa rất đa dạng về thành phần thủy sinh vật biển trong đó có bộ giáp xác chân khác Amphipoda hay còn gọi là lưỡng túc. Amphipoda thuộc nhóm giáp xác nhỏ sống trôi nổi sống bám với các loại giá thể như cá san hô bọt biển các loại giáp xác khác. Chúng có vai trò quan trọng trong việc tạo cân bằng sinh thái làm thức ăn cho cá tôm cua. Hơn nữa Amphipoda còn được coi như là một thông số chỉ thị cho chất lượng môi trường nước tạo hàm lượng oxy cao giúp cho các tế bào san hô phát triển hình thành cấu trúc và đa dạng về hình dạng của rạn san hô giúp phục hồi rạn san hô Bộ Thủy sản 2003 Aumont and Bopp 2006 Chisholm et al. 2001 . Những nghiên cứu về sự đa dạng Amphipoda ở vùng biển Việt Nam nói chung và vịnh Nha Trang nói riêng còn rất ít. Từ những năm 70 của thế kỷ 20 mới chỉ có một số công trình như Imbach 1967 Đặng Ngọc Thanh 1968 Murgulis 1968 công bố 67 loài Amphipoda Gammaridae được xác định ở vùng biển Việt Nam. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy có 2 giống mới và 3 loài mới cho khoa học thuộc các họ Phoxocephalidae và Melitidae Đặng Ngọc Thanh 1968 Imbach 1967 Margulis 1968 . Trong những năm qua Chi nhánh Ven biển thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã có nhiều nghiên cứu các đối tượng như tôm cá động vật thân mềm động vật không xương sống rạn san hô các thảm thực vật biển trứng cá và ấu trùng cá trong vịnh Nha Trang đã đưa ra các tuyển tập atlát về cấu trúc chức năng hệ sinh thái ven bờ khu vực vịnh Nha Trang. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên đề cập đến nghiên cứu về bộ Amphipoda. Với mục đích nghiên cứu về thành phần loài thuộc bộ Amphipoda ở vịnh Nha Trang nhằm hoàn thiện tập atlát về đa dạng thành phần loài sinh vật ven bờ vịnh Nha Trang cũng như nghiên cứu vai trò thành phần loài của Amphipoda trong việc phục hồi các rạn san hô đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng chúng tôi đã tiến hành .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN