tailieunhanh - Kết quả khảo sát thành phần loài bọ xít (insecta: heteroptera) ở khu vực Tây Nguyên

Bài báo này tổng hợp kết quả khảo sát về thành phần loài Côn trùng cánh khác trên các sinh cảnh khác nhau ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam từ năm 2008-2011. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 KẾT QUẢ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI BỌ XÍT (INSECTA: HETEROPTERA) Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN CAO THỊ QUỲNH NGA, ĐẶNG ĐỨC KHƯƠNG Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Khu vực Tây Nguyên với địa hình chủ yếu là cao nguyên; hiện nay còn rất ít rừng tự nhiên, chủ yếu là rừng trồng xen kẽ hệ sinh thái nông nghiệp, trong đó một diện tích lớn trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp như cao su, cà phê, ca cao, hồ tiêu, điều, chè. Các khoảnh rừng tự nhiên còn lại hầu như tập trung trong các Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn thiên nhiên. Bài báo này tổng hợp kết quả khảo sát về thành phần loài Côn trùng cánh khác trên các sinh cảnh khác nhau ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam từ năm 2008-2011. Công trình có s ự hỗ trợ kinh phí của Đề tài cấp Viện KH & CNVN mã số . I. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm điều tra Được tiến hành ở một số xã thuộc các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông. Chúng tôi chia thành 6 điểm điều tra như sau: Điểm 1 - Vườn Quốc gia Chư Mom Ray (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum): Xã Rờ Kơi ( 14º34’’’N; 107º45’’’E), xã Sa Nhơn (14º27’’’N; 107º48’’’E) và xã Sa Sơn ( 14º26’’’N; 107º43’’’E). Sinh cảnh là rừng phục hồi tái sinh với độ cao từ 300-700m. Điểm 2 - Huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum: xã Đăk Mar (14º33’’’N; 107º55’’’E) và thị trấn Đắk Hà (14º31’’’N; 107º55’’’E). Sinh cảnh là rừng trồng va khu dân cư đô thị với độ cao 600m. Điểm 3 - Huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai: Xã Ia Glai (13º44’’’N; 108º08’’’E), xã IaPal (13º39’’’N; 108º08’’’E) và thị trấn Chư Sê (13º41’’’N; 108º05’’’E. Sinh cảnh là khu dân cư nông thôn và khu dân cư đô thị với độ cao từ 300-600m. Điểm 4 - Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (huyện Mang Yang và huyện KBang, tỉnh Gia Lai): Xã AYun (14011’’’N; 108017’’’E), xãĐ ắk Jơ Ta (14010’’’N; 108020’’’E) và xã Đ ắk Roong (14025’’’N; 108021’’’E). Sinh cảnh là rừng tự nhiên với độ cao .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN