tailieunhanh - Ebook Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung: Phần 2 - NXB Văn hóa thông tin
Phần 2 ebook gồm các nội dung: Cái chết của Hoàng đế Quang Trung và vấn đề lăng mộ của ông ở Huế, Thần thái Quang Trung, nghệ thuật dụng binh của Quang Trung,. chi tiết nội dung tài liệu. | CÁI CHẾT CỦA HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG VÀ VẤN ĐỀ LĂNG MỘ CỦA ÔNG Ở HUẾ Về cái chết của Hoàng đế Quang Trung? Cuộc đời của Hoàng đế Quang Trung chứa nhiều ẩn số mà người đời sau chưa thể khám phá hết được, một trong những điều bí ẩn làm nhiều nhà nghiên cứu bận tâm và đau đầu nhất trong hơn hai chục thập kỷ qua là: - Tại sao Quang Trung chết, chết lúc nào và mộ chôn ở đâu? Không một tư liệu nào để lại có độ tin cần thiết nên đã gây ra nhiều nghi vấn, giả thiết, tranh luận âm vang trong suốt hai thế kỷ qua. Dù là nguồn tài liệu chính sử viết tập trung trong một cuốn về triều đại Tây Sơn gọi là Ngụy Tây liệt truyện là quyển thứ 30 trong bộ sử Đại Nam chính biên liệt truyện của sử quán triều Nguyễn đã giải thích rằng: Một hôm về chiều, Quang Trung đang ngồi, bỗng xây xẩm tối tăm, thấy một ông già đầu bạc từ trên trời xuồng, mặc áo trắng, cầm gậy sắt, mắng rằng: ông cha ngươi sống ở đất của chúa, đời đời làm dân của chúa. Ngươi sao phạm đền lăng tẩm. Rồi lấy gậy đánh vào trán khiến Quang Trung mê man ngã xuống, bất tỉnh nhân sự, lâu lắm. Lúc tỉnh dậy, nhà vua đem việc ấy nói với quan Trung thư Trần Văn Kỷ. Từ đó bệnh chuyển nặng mới triệu quan trấn thủ Nghệ An là Trần Quang Diệu về bàn bạc để dời đô ra đó. Thương nghị chưa xong thì Thế tổ ta đã lấy lại Gia Định. Chiếm Bình Thuận, Bình Khang, Diên Khánh, thanh thế chấn Trung nghe được lo buồn, bệnh ngày càng kịch liệt . Không ai tin chuyện huyễn hoặc đó nhưng khi viết lên những dòng đó, rõ ràng các sử quan triều Nguyễn đã có động cơ chính trị không tốt, cho Quang Trung chết là vì: 1. Tàn ngược vô đạo. 2. Chiếm cứ đô thành Phú Xuân, xâm phạm lăng tẩm các chúa. 3. Bị tổ tiên các chúa trừng phạt, lâm bệnh. 4. Bệnh kịch liệt rồi chết, cũng vì do con cháu chúa (Nguyễn Ánh) dùng vũ lực để áp đảo trên chiến trường. Khi “duyệt lãm” để “châu phê” những lời đó, chắc Minh Mạng rất vừa lòng hả dạ với những quan viết sử của mình, đã biết thể hiện một lời răn đe đầy quyền lực lại vừa mang tính vương quyền vừa mang tính thần .
đang nạp các trang xem trước