tailieunhanh - Đông Kinh nghĩa thục - 110 năm nguồn sáng Canh Tân (1907-2017)

Thập niên đầu thế kỷ XX chứng kiến một bước ngoặt cơ bản trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bởi các phong trào Duy tân, Đông du và Đông kinh nghĩa thục của các nhà Nho yêu nước có tư tưởng Canh tân, nhằm vào hai mục tiêu: Văn minh và Dân chủ, với các tên tuổi lớn như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can | 2017|Số 06 - Tháng 9 năm 2017| TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO ISSN: 2354 - 1431 Đông Kinh nghĩa thục - 110 năm nguồn sáng Canh Tân (1907-2017) Phong Lê a,* a Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Email: kieuhocvietnam@ * Article info Recieved: 12/72017 Accepted: 03/8/2017 Keywords: Civilization and democracy; Independence and renovation; National liberalization. Abstract There was a turning point in the first decade of 20 century regarding the national liberalization by Duy Tan movement, Dong Du and Dong Kinh nghia thuc of Buddhists who have patriotism with innovative ideas, aims to two points: civilization and democracy. This was attached with wellknown names such á Phan Boi Chau, Phan Chu Chinh, Luong van Can Dong Kinh nghia thuc only existed from March to December 1097, but its significant operation had created remarkable changes in educational contents and purposes; from education to reform culture; and then to the need of national liberalization from the domination of the colonial. Năm nay, năm 2017 là chẵn 110 năm khai mở và kết thúc trường Đông Kinh nghĩa thục* Đó là trường tư thục (dân lập) đầu tiên, đem lại một chuyển đổi cách mạng về nội dung và phương thức hoạt động trong lịch sử giáo dục Việt Nam. Trước đó hàng ngàn năm, nền giáo dục và khoa cử ở ta là một khuôn hình ổn định, nhằm đào tạo các thế hệ kẻ Sỹ, để làm quan hoặc làm thầy. Từ khi chủ nghĩa thực dân Pháp thiết lập được nền thống trị, vào những năm cuối thế kỷ XIX, thì một nền giáo dục Pháp Việt cũng chỉ mới bước đầu hình thành nhằm phục vụ cho mục tiêu “khai hoá” của ông chủ lớn là nước Mẹ. Còn Đông Kinh nghĩa thục phỏng theo mô hình Khánh Ứng nghĩa thục (Keio Giguku) của Phúc-trạch-dụcát (Fukuzawa Yukichi) khai giảng năm 1858 ở Nhật Bản, là nhằm đưa tư tưởng dân chủ và văn minh khoa học Thái Tây thay cho kinh điển Nho gia để chuyển đổi đầu óc quốc dân, chấn hưng công nghệ, và canh tân đất nước. Thay cho cái học cử tử .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN