tailieunhanh - Kết hợp phương pháp CVaR và mô hình Merton/KMV để đo lường rủi ro vỡ nợ: Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam
Bài nghiên cứu này kết hợp cách tiếp cận CVaR thị trường với mô hình tín dụng Merton/KMV để tạo ra một mô hình đo lường rủi ro tín dụng dưới các điều kiện thị trường cực biên (thị trường tiềm ẩn những cú sốc khó lường trước). | Thị Trường Tài Chính TS. Lê Đạt Chí & THS. Lê Tuấn Anh B ài nghiên cứu này kết hợp cách tiếp cận CVaR thị trường với mô hình tín dụng Merton/KMV để tạo ra một mô hình đo lường rủi ro tín dụng dưới các điều kiện thị trường cực biên (thị trường tiềm ẩn những cú sốc khó lường trước). Việc vận dụng nghiên cứu thực nghiệm ở VN đã cho thấy bằng chứng rõ ràng về tính hiệu quả của phương pháp kết hợp này trong việc đo lường rủi ro vỡ nợ. Bên cạnh đó, phương pháp CVaR thị trường đã góp phần nhận diện và xếp hạng rủi ro cũng như phân tích sự chuyển dịch rủi ro giữa các ngành trên thị trường tài chính VN trước và sau khủng hoảng 2008. Kết quả cho thấy trước và sau khủng hoảng, sự chuyển dịch thứ hạng rủi ro chỉ diễn ra đối với các ngành có mức rủi ro thuộc nhóm trung bình. Tuy vậy, xu hướng rủi ro qua các năm phản ánh xu hướng của chung cả thị trường cũng như những đặc thù ngành. Hầu hết các ngành đều gia tăng rủi ro trong năm 2008 rồi sau đó giảm dần. Tác giả cũng tìm thấy mối tương quan giữa rủi ro và tỷ lệ vốn cổ phần, trong nhiều trường hợp, công ty sử dụng càng nhiều vốn cổ phần thì rủi ro càng thấp. Từ khoá: CVaR, Merton/KMV, rủi ro tín dụng, thị trường tài chính VN, vốn cổ phần 1. Giới thiệu Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, thị trường tài chính VN cũng đang đối diện với những bất ổn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc quản trị rủi ro tài chính vì vậy đang là một vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt từ góc độ nhà quản trị doanh nghiệp cũng như từ góc độ của Chính phủ. Để công việc quản trị rủi ro đạt kết quả tốt, việc đánh giá và ước lượng được các loại rủi ro là rất quan trọng. Trong đó, rủi ro tín dụng còn gọi là rủi ro vỡ nợ là một vấn đề nghiên cứu cần được quan tâm đặc biệt là từ sau khủng hoảng tài chính 2008. Những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng này vẫn còn dai dẳng, số lượng các doanh nghiệp vỡ nợ và phá sản đang gia tăng một cách nhanh chóng trong 10 thời gian gần đây. Vì vậy, việc đo lường rủi ro tín dụng là một .
đang nạp các trang xem trước