tailieunhanh - Vận dụng lý luận y thuật vào thực tiễn chữa bệnh qua các trước tác y học của Hải Thượng Lãn Ông

Thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn là một trong những nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong các trước tác Y học của Lê Hữu Trác - Hải Thượng Lãn Ông, chúng ta thấy ông đã hiểu và vận dụng nguyên tắc này một cách khá nhuần nhuyễn trong suốt cuộc đời “làm thuốc, chữa bệnh” của mình trên lập trường của một nhà triết học duy vật tự phát. | VẬN DỤNG LÝ LUẬN Y THUẬT VÀO THỰC TIỄN CHỮA BỆNH QUA CÁC TRƯỚC TÁC Y HỌC CỦA HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG PHẠM CÔNG NHẤT * Thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn là một trong những nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong các trước tác Y học của Lê Hữu Trác - Hải Thượng Lãn Ông, chúng ta thấy ông đã hiểu và vận dụng nguyên tắc này một cách khá nhuần nhuyễn trong suốt cuộc đời “làm thuốc, chữa bệnh” của mình trên lập trường của một nhà triết học duy vật tự phát. Do đó, việc nghiên cứu vấn đề này không chỉ góp phần làm sáng tỏ thêm một vấn đề triết học trong các trước tác Y học của ông, mà nó còn có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao nhận thức lý luận và thực tiễn hành nghề của người thầy thuốc Việt Nam hiện nay. Vào thế kỷ XVIII, khi xã hội phong kiến Việt Nam đang dần suy tàn, đa số nhân dân có mức sống cực khổ, thì một bộ phận thầy thuốc bất nhân, ít học lúc bấy giờ coi chữa bệnh là một nghề béo bở. Một bộ phận thầy thuốc khác được học hành Y thuật, nhưng khi lâm sàng gặp triệu chứng phức tạp của bệnh tật thì không biết vận dụng Y lý dẫn tới chữa liều, chữa sai làm cho tính mạng người bệnh bị đặt vào tình thế nguy hiểm. Đây là một nhược điểm có tính chất phổ biến của nền Y học nước nhà lúc bấy giờ, và thực tế này đã làm cho Hải Thượng Lãn Ông luôn luôn trăn trở. Ông nói: “Những người làm thuốc trong nước ta không tinh thông vì mắc hai cái bệnh: Một là, bọn Nho học ra làm thuốc, cầm quyển sách xem qua từ đầu đến cuối, không chỗ nào mắc míu thì tưởng đâu rằng không có gì khó cả. Hai là, bọn chữ nghĩa nhấp nhem có học thuốc nhưng kiến thức mơ hồ, chẳng khác gì nào giương không nổi cung mà lại muốn cho cung ứng”1. Chính vì vậy, trong các trước tác Y học của mình, ông luôn coi trọng và đề cao mối quan hệ biện chứng giữa lý luận Y thuật và thực tiễn chữa bệnh của người thầy thuốc. Vấn đề này đã được ông nhiều lần đề cập hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp trong hầu hết các trước tác của mình và đã để lại cho chúng ta nhiều tư tưởng quan trọng. * 1 . Đại học .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.