tailieunhanh - Chính sách chăm sóc trẻ em: Kinh nghiệm của các nước Đông Âu và thực tiễn ở Việt Nam
Bài viết phân tích vai trò của nhà nước trong mối quan hệ với gia đình, cộng đồng, và thị trường trong chăm sóc trẻ em ở các nước Đông Âu và Việt Nam. Theo tác giả, chính sách chăm sóc trẻ em của các nước Đông Âu và chính sách chăm sóc trẻ em của Việt Nam có một số điểm tương đồng là: trong điều kiện kinh tế thị trường, số lượng các trường ngoài công lập trong chăm sóc trẻ em tăng lên; điều này đã chia sẻ gánh nặng cho ngân sách nhà nước. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 12(85) - 2014 CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC TRẺ EM: KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU VÀ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM TRẦN THỊ MINH THI * Tóm tắt: Bài viết phân tích vai trò của nhà nước trong mối quan hệ với gia đình, cộng đồng, và thị trường trong chăm sóc trẻ em ở các nước Đông Âu và Việt Nam. Theo tác giả, chính sách chăm sóc trẻ em của các nước Đông Âu và chính sách chăm sóc trẻ em của Việt Nam có một số điểm tương đồng là: trong điều kiện kinh tế thị trường, số lượng các trường ngoài công lập trong chăm sóc trẻ em tăng lên; điều này đã chia sẻ gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, chính sách chăm sóc trẻ em ở các nước Đông Âu và ở Việt Nam cũng có sự khác biệt do trình độ phát triển và yếu tố văn hóa. Từ khóa: Chăm sóc trẻ em; thị trường lao động; bình đẳng giới; Đông Âu; Việt Nam. 1. Chính sách chăm sóc trẻ em ở Đông Âu . Chính sách thị trường lao động và bình đẳng giới Chính sách thị trường lao động có thể làm tăng khả năng cân bằng gia đình và công việc bằng cách cho phép làm việc bán thời gian. Bằng cách đó, cha mẹ, nhất là phụ nữ, có thể dành thời gian nhiều hơn cho con chứ không gửi trẻ. Ở Đông Âu, nơi thị trường lao động khá linh hoạt, nhiều phụ nữ đã kết hôn lựa chọn mô hình làm việc bán thời gian ngay cả khi con họ bắt đầu vào mẫu giáo nhằm giữ chỗ trong thị trường lao động và bổ sung cho nguồn thu nhập của gia đình. Nhờ đó, phụ nữ duy trì được vai trò độc lập về kinh tế(1). Trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, những phụ nữ làm việc ở đồng ruộng và các cửa hàng trở thành bà nội trợ. Thế 62 giới chứng kiến phong trào bình đẳng giới mạnh mẽ khi số lượng phụ nữ trở thành lực lượng lao động hiện đại tăng lên nhanh chóng. Việc mở rộng cơ hội học tập cho phụ nữ và phong trào giải phóng phụ nữ đã thúc đẩy bình đẳng giới. Mặc dù hầu hết phụ nữ làm việc nhưng hệ tư tưởng chung vẫn ủng hộ vai trò giới truyền thống, gần như chỉ có nam giới có sự nghiệp(2). Theo đó, phụ Tiến sĩ, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học
đang nạp các trang xem trước