tailieunhanh - Ebook Tủ sách bách khoa Phật giáo - Nghệ thuật Phật giáo: Phần 2

Trong quá trình truyền bá của Phật giáo, giáo nghĩa Phật giáo hóa thân thành các hình thức điêu khắc, hội họa nhằm biểu hiện tư tưởng triết học thông qua hình thức nghệ thuật. Trước thế kỷ thứ II, trong tác phẩm nghệ thuật Phật giáo chưa có hình tượng đức Phật. Mãi đến thời kỳ vương triều Quý Sương ở Ấn Độ, điều cấm kỵ ấy mới được phá vỡ, sáng tạo ra nghệ thuật điêu khắc tượng Phật với hai lưu phái mang tính đại diện là “nghệ thuật Kiến Đà La” và “nghệ thuật Mạt Thố La”. Mời các bạn tìm hiểu nghệ thuật Phật giáo qua phần 2 cuốn sách. | TÚ SÁCH BÁCH KHOA PHẬT GIÁO NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO NGỌC MÔN QUAN Trong lãnh thổ rộng lởn với lịch sử lâu dài của Trung Quốc Ngọc Môn Quan và Dương Quan từng là giới tuyến quan trọng dể phân chia giữa Tây Vực cổ đại và nội địa. Đôn Hoàng nầm chẹn ngay giữa hai tòa quan ải Ngọc Môn Dương Quan phía Tây thống với ngọn Xung lĩnh phía dông tiếp với đường vành đai là cửa khẩu ra vào quan trọng giao thông Trung-Tây thời cổ đại và cũng là vùng đất phên dậu mà hai nền văn hóa nghệ thuật Đông-Tây phương buộc phải đi qua. Cùng với cửa ra vào Ngọc Môn Quan Dương Quan của các đoàn buôn sứ giả triều đình Phật giáo và nền nghệ thuật Phật giáo theo đó truyền vào nội địa Trung Quốc . Trong điều kiện vô cùng gian hiểm giao thông thời cố đại với những đoàn lữ hành kể cả Phật giáo đồ đương thời Tây xuất Dương Quan chứa đựng đau thương sinh ly tử biệt còn Sinh hoàn Ngọc Môn được sống trở về Ngọc Môn tượng trưng cho việc được quay trở về quê hương. Do vậy nghệ thuật Phật giáo bên trong và bên ngoài Ngọc Môn Quan đương nhiên tồn tại nhiều sai biệt khác nhau. Để rõ hơn chúng ta hãy xét phân tích nghệ thuật vào thời kỳ đầu của Đón Hoàng Mạc Cao động. Nghệ thuật thời kỳ đầu ở Mạc Cao động Đôn Hoàng có thể chia phân thành hai giai 198 - ỵỳ iệ thuàt Phát giao đoạn lớn cho thấy hai loại phong cách nghệ thuật khác hẳn. Đó chính là phong cách kiểu Tây Vực thời kỳ Thập lục quốc Bắc Lương thời kỳ đầu Bắc Ngụy và phong cách Trung nguyên nội địa vảo cuối thởi kỳ Bắc Ngụy thời kỳ Tây Ngụy Bắc Châu. Các hang động ở Mạc Cao động Đôn Hoàng thời Thập lục quốc và thời kỳ đầu Bắc Ngụy có nội dung đơn giản chủ yếu là tượng Di Lặc và các sự tích bản sinh nhân duyên như vẫn thường gặp trong Qui Tư thạch động. Tạo hình nhân vật thô phác tỉ lệ hợp lý gương mặt dáng tròn đầy đặn cơ thế thô mạnh mẽ thần thái trang nghiêm điềm đạm giông như bích họa ở Qui Tư. Phần lớn hình tượng Bồ Tát đầu đội mão báu nửa thân trên để trần choàng khăn váy dài phục sức áo mão Một tranh bích họa trong hang 257 ở Đôn Hoàng Mọc Cao động

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.