tailieunhanh - Lai Châu: Người Lự với lễ hội Căm Mường độc đáo

Lễ Căm mường của người Lự (Lai Châu) là dịp để thể hiện lòng thành kính đối với các vị thần, nhằm mục đích cầu nguyện một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân bản yên vui no ấm Người Lự còn giữ được những nét văn hóa riêng độc đáo. Ảnh: Internet Đồng bào Lự chiếm gần 2% dân số, sống chủ yếu ở huyện Sìn Hồ và huyện Tam Đường (Lai Châu). Dân tộc Lự thường cư trú dọc theo các con sông, khe suối. Từ xa xưa, với đời sống ổn canh ổn cư, đồng. | Lễ Căm mường của người Lự Lai Châu là dịp để thể hiện lòng thành kính đối với các vị thần nhằm mục đích cầu nguyện một năm mưa thuận gió hòa mùa màng bội thu dân bản yên vui no ấm. iBJTOk-- 2i ỄĩỄSl Người Lự còn giữ được những nét văn hóa riêng độc đáo. Ảnh Internet Đồng bào Lự chiếm gần 2 dân số sống chủ yếu ở huyện Sìn Hồ và huyện Tam Đường Lai Châu . Dân tộc Lự thường cư trú dọc theo các con sông khe suối. Từ xa xưa với đời sống ổn canh ổn cư đồng bào Lự đã biết canh tác lúa nước rất sớm nên đời sống vật chất của họ tương đối ổn định. Vốn văn hóa tinh thần của dân tộc Lự rất phong phú đa dạng còn giữ được những nét văn hóa riêng mang đậm bản sắc dân tộc đặc sắc và tiêu biểu nhất là Lễ Căm mường hay còn gọi là Lễ Cấm bản . Lễ hội Căm Mường chính là dịp để bà con dân bản dâng tế lễ vật cầu khẩn thần sông thần núi thần khe thần suối thần rồng phù hộ cho bà con dân bản no đủ điều lành ở lại điều dữ mang đi. Lễ Căm Mường mang ý nghĩa tín ngưỡng nên dân bản thực hiện rất long trọng và thành kính. Trước khi diễn ra các gia đình phải làm hết việc đồng áng nương rẫy. Mấy ngày cấm bản thì mọi người chỉ nghỉ ngơi đi chơi không phải lao động. Đồng thời cấm các gia đình mua các thứ từ ngoài đưa về nhà nên phải chuẩn bị lương thực thực phẩm ăn uống trong những ngày cấm. Lễ hội được tổ chức từ 30 tháng 12 đến 05 tháng 01 Âm lịch hàng năm gồm hai phần Phần lễ Mở đầu cuộc lễ thầy cả đọc lời tuyên bố lý do buổi lễ. Trong lời của thầy cả đề cập tới lịch sử của người Lự lịch sử bản mường cái lý của việc làm lễ và những người sẽ được thụ lễ lần này. Mỗi gia đình người Lự sẽ cử ra một người đại diện là nam giới đi tham gia phần phụ lễ. Ảnh Internet Khi bắt đầu lễ các thầy lạy một lạy rồi bắt đầu đọc lời khấn. Trong phần lễ này không có khèn sáo trống hay bất kì một loại nhạc cụ nào để làm âm vang. Bởi theo quan niệm của người Lự thì như thế sẽ làm ảnh hưởng tới các linh hồn riêng mà cái linh hồn ở đây chính là sự thần bí linh thiêng ẩn hiện trong những lời khẩn cầu của thầy cúng. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN