tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính ở Việt Nam

Luận án Tiến sĩ Luật học: Phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính ở Việt Nam nhằm xác định cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về phương diện xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật; tăng cường mối tương quan thống nhất giữa thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính; nâng cao hiệu quả của cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính ở Việt Nam. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN MẠNH HÙNG PHÂN ĐỊNH THẢM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH VÀ THẢM QUYỀN XÉT XỬ HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành Lí luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2013 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học GS. TS. Phạm Hồng Thái Phản biện 1 GS. TS. Hoàng Kim Quế Phản biện 2 PGS. TS. Lương Thanh Cường Phản biện 3 TS. Dương Thanh Mai Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội vào hồi . giờ ngày. . 2014. Có thể tìm hiểu luận án tại 1 Thư viện Quốc gia 2 Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ ngày 01 07 1996 phương thức xét xử hành chính đã được thiết lập và vận hành song song với phương thức giải quyết khiếu nại hành chính nhằm giải quyết hữu hiệu các tranh chấp hành chính bảo vệ triệt để quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân tổ chức trước sự xâm phạm của việc thực thi quyền hành pháp. Tuy vậy hai phương thức này lại chủ yếu được tiến hành và hoàn thiện một cách biệt lập với nhau. Đây là nguyên nhân chính làm cho việc quy định và tổ chức thực hiện pháp luật về phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính ở Việt Nam trong thời gian vừa qua còn nhiều hạn chế. Do phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử hành chính không hợp lí nên tình trạng né tránh đùn đẩy trách nhiệm giải quyết tranh chấp hành chính tình trạng mất cân đối về số lượng tranh chấp được giải quyết và chất lượng giải quyết chúng giữa hai phương thức này là tương đối phổ biến trong thực tế. Thực trạng này đã không đáp ứng được yêu cầu về tính thống nhất của quyền lực nhà nước có sự phân công hợp lí phối hợp cần thiết và kiểm soát chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp hành pháp tư pháp trong cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính của Nhà nước pháp

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN