Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

- Bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 600 từ) thuộc loại bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí, ở đây là tư tưởng về việc học của UNESCO đề ra cho mọi người trong thời đại ngày nay.

- Đề mở (chỉ ghi: Ý kiến của anh (chị) về...), người viết có thể tự do bàn luận theo chủ kiến, quan điểm của mình xung quanh tư tưởng về việc học do UNESCO đề xướng.

- Có thể thấy tư tưởng của câu nói gồm 4 ý rõ ràng: học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Bài làm nên bàn về từng nội dung dó trong đề xướng của UNESCO, tức là từng mục đích học tập của học sinh, sinh viên trong thời đại ngày nay. Rõ ràng là nó mới hơn, tiến bộ hơn, có sự khác biệt so với mục đích học tập của các thời kì trước đây. Bài làm phải chỉ ra được sự khác biệt đó.

- Bốn nội dung trên đây cần được xác định xác định tính chất theo hai khía cạnh (hai mặt):

+ “Học để biết” là yêu cầu tiếp thu kiến thức.

+ Ba nội dung còn lại là yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách.

- Thao tác lập luận phù hợp nhất với đề bài là thao tác phân tích (kết hợp với các thao tác giải thích, chứng minh, so sánh,...)

BÀI VĂN THAM KHẢO

Học tập là một nhu cầu, một hoạt động không thể thiếu được của con người từ xưa đến nay. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, quan niệm về việc học của con người cũng có nhiều thay đổi để tiếp cận chân lí, tiến dần đến bản chất của việc học. Trong thời đại ngày nay, UNESCO đã đề xướng mục đích của học tập như sau: “Học để biết, học để làm, học để chung sông, học để tự khẳng định mình.”

Mục đích của học tập đã được UNESCO tổng kết trong bốn nội dung rõ ràng, đầy đủ, đúng đắn và khoa học: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.” Biết, làm, chung sông, tự khẳng định mình nổi lên như bốn mục đích mà việc học ngày nay phải hướng tới, là bôn trụ cột vững chắc cho việc học trong thời đại hiện nay. Biết bao giờ cũng là mục đích đầu tiên của việc học, trước đây đã thế, bây giờ càng phải thế, vì tri thức của nhân loại càng ngày càng phong phú mà hiểu biết của con người thì có hạn. Đây là khâu thu nhận kiến thức của con người, là trụ cột đầu tiên làm cơ sở cho ba trụ cột tiếp theo của việc học. Mạnh Tử nói: “Không lên núi cao sao biết cái lo nghiêng ngả, không xuống vực sâu sao biết cái lo đắm đuối, không ra bể lớn sao biết cái lo sóng gió”. Học để biết chính là như vậy. Nhưng không phải biết chỉ để biết, để thành một kiểu “nhà thông thái” đọc thiên kinh vạn quyển theo quan niệm học cũ trước đây, mà trong thời đại ngày nay, tiêu chí quan trọng là học để làm, để thực hành, vận dụng kiến thức vào cuộc sông. Biết và làm là hai mặt không thể thiếu trong việc học của con người ngày nay, nó gắn bó hữu cơ và tương hỗ với nhau: biết để làm, và làm để nâng cái biết lên một tầm cao hơn, vững chắc hơn, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Học để hành, hành để học”. Nhấn mạnh đến yêu cầu làm bằng việc tách nó ra, để nó đứng ở vị trí thứ hai ngay sau yêu cầu biết là đúng, là phù hợp với việc học của con người ngày nay: con người hành động, con người sáng tạo. Yêu cầu thứ ba là học dể chung sống - một mục đích rất mới mẻ mang dấu ấn thời đại sâu sắc. Con người ngày nay không còn sông riêng biệt theo kiểu “tự cung tự cấp”, “ta về ta tắm ao ta” mà đã hoà nhập trong xu thế toàn cầu hoá để hiểu biết nhau, đến với nhau, học tập và giúp đỡ lẫn nhau... Chung sông trở thành một nhu cầu tự nhiên, một yêu cầu phải có, một kĩ năng, phẩm chất của con người trong thời đại hiện nay, nó phải được đưa vào như một mục đích hẳn hoi của việc học tập, có vai trò và vị trí như các mục đích khác. Khái niệm chung sông ở đây cần được hiểu theo nghĩa “tinh thần” của nó là cách sông, xu thế sông của thời đại. Trong mục đích học để chung sông thì kĩ năng chung sông của con người trong thế kỉ XXI là rất quan trọng. Cuối cùng là học dể tự khẳng định mình. Đây là yêu cầu của việc hoàn thiện nhân cách trong học tập, cũng là kết quả và thước đo trong việc học của mỗi người. Tự khẳng định mình là cái đích phải đạt được của con người ngày nay trong học tập: đó là lúc con người đã từng bước hoàn thiện nhân cách của mình, có đủ năng lực và phẩm chất để chung sông với mọi người và góp phần xây dựng cho dân tộc cùng như cộng đồng nhân loại. Nếu học tập mà không tự khẳng định được mình thì coi như việc học không đạt kết quả.

Bốn mục đích của việc học do UNESCO đề xướng vừa đúng đắn, khoa học, lại mới mẻ và mang dấu ấn thời đại sâu sắc. Cách sắp xếp trình tự các mục đích cũng rất logic, hợp lí: biết làm => chung sống => tự khẳng định mình. Logic là ở chỗ: có biết thì mới làm được, biết và làm là điều kiện để chung sống, và trên cơ sở biết, làm, chung sống thì mới khẳng định dược mình. Tuy đề xướng thành bốn mục đích cụ thể của việc học, nhưng bốn mục đích đó lại có thể quy về hai mặt, hai yêu cầu cơ bản của việc học: “Học để biết” là yêu cầu tiếp thu kiến thức ; “học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách của người học. Đó là những tư tưởng đúng đắn, mới mẻ và tiến bộ về việc học của con người trong thời đại ngày nay.

BÀI CÙNG NHÓM