Nói đến Đặng Thai Mai, người ta thường nghĩ ngay đến một nhà văn hoá, một ngòi bút phê bình có tên tuổi, nhưng cũng có lẽ cần nói thêm: ông còn là một nhà văn. Chính vì thế sức nặng của sự nhận định trên không phải chỉ là sự đúc kết dầy chiêm nghiệm của người đã từng sáng tác và đã chịu sự trả giá từ những quy luật nghiệt ngã trong sự sàng lọc của văn chương.
Có phải thế mà Đặng Thai Mai hạ bút:
“Điều quan trọng hơn hết trong sự nghiệp của những nhà văn vĩ đại ấy lại là cuộc sống" một nhận xét mang tính lí luận về sự liên hệ giữa nhà văn và cuộc sống; nhưng qua ngòi bút của Đặng Thai Mai vẫn sắc sảo trong việc lí giải theo nguyên tắc diễn dịch: "Họ đã biết đời sống xã hội của thời đại" là cái nền, là cơ sở vững chắc để nhà văn "sâu sắc cảm thấy mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại ”, và trên cơ sở của những rung động phong phú về đời sống tâm hồn của "con người” thời đại ấy, mà vươn tới tầm cao cùa những giá trị tâm hồn "loài người".
Nhận định của Đặng Thai Mai làm nổi bật nội dung cơ bản: mối quan hệ giữa nhà văn và cuộc sống. Đó chính là sợi dây vững chắc cho mọi cánh diều tài năng bay bổng vươn tới tầm cao của thời đại của con người.
Gorki trong suốt đời mình, với những trước tác đồ sộ, đã dành hẳn một khoảng lớn cho tác phẩm Trường đại học của tôi. miêu tả những cảnh đời cơ cực mình đã đi qua. Có thể xem đó là một định nghĩa đầy văn học cho sự tưưng tác giữa nhà văn với cuộc sống mà Đặng Thai Mai đã láy lại đầy ngụ ý. Gần với cuộc sống đó là một đặc trưng thẩm mĩ của văn học, của tác phẩm văn học mà nhịp nối là nhà văn chủ thể sáng tạo. Cuộc sống với những hiện thực phong phú, phức tạp vừa là đối tượng hướng tới vừa là nguồn mạch nuôi dưỡng văn học. Quay lưng lại vói cuộc sống, mải mê với chuyện đúc chữ, luyện câu, mọi giá trị văn chương chỉ là một thứ kĩ xảo. Lục Du, người đã viết hàng trăm câu thơ. lúc sắp mất trối lại cho con, lời trăng trối mang sức nặng chiêm nghiệm của một hồn thơ tài năng, đi trọn cuộc đời mới thấu hiểu nổi cái lẽ: "Công phu của thơ là ở ngoài thơ". Thì ra sức nặng của trang thơ, của những con chữ lại chính là cuộc đời đầy nắng gió ngoài kia. Nhà thơ phải đến đó. Phải tìm đến đó. để ngòi bút viết lên từ thứ mực chưng cất từ chính cuộc đời đầy phức tạp, bộn bề bao thanh âm của mọi số phận. Văn học ra đời từ cuộc sống một cách tự nhiên như đã trở thành quy luật, trẻ lớn lên ngày càng một cứng cáp, tự khẳng định mình. Văn học càng cường tráng càng phải đầm mình trong bầu sữa của bà mẹ cuộc sống. Nhà văn phải là người, nói như Nam Cao: mở lòng hoà với, đón bắt mọi âm thanh của cuộc sống (một ý văn trong Trăng sáng). Và đó là điểm mấu chốt quyết định thành công nghệ thuật của văn chương mọi thời.
Song nếu như cái kết luận của văn sĩ Điền trong tác phẩm của Nam Cao kia là kết quả của một quá trình vật lộn nhọc nhằn, thì cái việc coi cuộc sống là "trường đại học chân chính" cũng hết sức công phu, đòi hỏi một bản lĩnh, một ý thức cao đẹp của người nghệ sĩ - điều mà không phải ai cũng có được. Mỗi chúng ta ai chẳng sống trong cuộc đời, nhưng để hiểu nó đâu phải là chuyện đơn giản, bằng cớ là không phải ai cũng có thể trở thành nhà văn, tuy việc khám phá hiện thực cuộc sống chưa phải là tất cả trong văn chương.
Có lẽ nên coi mệnh đề "trường đại học chân chính " không đơn thuần là việc nhà văn đến học lại, ghi chép lại mọi sự kiện của đời sống. Đặng Thai Mai rất có ý thức về điều đó, khi ông viết họ đã biết đời sống xã hội của thời đại, quan trọng hơn "đã sâu sắc cảm thấy mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại ”. Thì ra. đến với cuộc sống, nhà văn không chỉ quan sát, quan trọng hơn là sự khám phá thẩm định nó. Khám phá, thẩm định, tìm ra bản chất của xã hội từ sự bề bộn. đa dạng của nó. Song nếu chỉ dừng lại ở đó, nhà văn mới chỉ là nhà văn
chính trị. Chỉ dừng lại ở đó chưa phải là văn học ~ nó chỉ là cuốn sử biên niên thuần tuý. Cái sâu xa hơn và văn học mới được coi là văn học, khi từ những hiểu biết về đời sống xã hội ấy để “sâu sắc cảm thấy mọi nỗi đau đớn của con người trong thời đại“. Nếu như ở binh diện "đời sống xã hội“ có thêm nét “cảm“ những rung động của trái tim nghệ sĩ. Cái cảm đấy không phải là cái cảm chợt đến, nó có căn nguyên từ sự hiểu biết sâu xa về đời sống xã hội ở trên. Nó là sự gắn bó và loé sáng từ trong sự nhuần nhuyễn của tư duy xúc cảm của nhà văn.
Vẫn trên hướng chủ đạo nhà văn và cuộc sống, ngòi bút của Đặng Thai Mai nhấn mạnh tới quan điểm: Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên vô vàn cung bậc phong phú. tiêu điểm mà nhà văn hướng tới vẫn là con người. Thực ra khi khẳng định đối tượng văn học là con người, Đặng Thai Mai không chỉ dừng lại ở góc độ triết học của văn học khi phản ánh cuộc sống, bởi lẽ: “Con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội“. Văn học thể hiện con người đồng thời thể hiện cuộc sống cao hơn từ góc độ nhân văn. Mối quan hệ con người và văn học bên cạnh việc kết dính của việc khám phá thể hiện cuộc sống như trên đã phân tích còn là đối tượng của thẩm mĩ. Con người trong đó có cả quá trình khẳng định và chiếm lĩnh tự nhiên. Từ một dáng đứng thẳng đến một tư thế bay lên vũ trụ đều là đối tượng thẩm mĩ của văn học nghệ thuật. Nó đòi hỏi ở nhà văn không chỉ là độ sác sảo của trí tuệ, thêm vào đó cái tính nồng mặn, thủy chung, bền chặt trước cuộc đời trước con người. Không phải chỉ là vốn sống mà quan trọng hơn là nhân cách sống. Sống thờ ơ, ghẻ lạnh, như một kẻ hành hương bàng quan quyết không thể khám phá nổi con người một đối tượng của thẩm mĩ. Truyện Kiều của Nguyễn Du có những hiện thực của “đau đớn lòng" của thi sĩ suốt mười năm chìm nổi. Nhà văn phải sống hoà nhập vào cuộc đời để thu hút lấy những rung động của xã hội, của lòng người. Nguyễn Du đã đi qua biết bao biến thiên lịch sử “dâu bể " nhưng con người thi sĩ của ông không chỉ nhìn xã hội qua số-phận của người kĩ nữ (Long Thành cầm giả ca) so sánh nét son trẻ ngày nào và vẻ tàn phai, mệt mỏi hôm nay để thấm thía hơn lẽ hưng vong của thời thế. Và cũng để đau đớn cái đau nổi chìm của kiếp sống con người.
Như nhập vào trong cách nhìn đó mà ngòi bút của Đặng Thai Mai cứ như một dấu luyến, day dứt vào hai chữ ,”đau đớn" câu văn nghị luận đọc lên cứ rưng rưng!
Lại nhớ đến nhà lí luận, trong bài bàn về văn học và hiện thực có tâm sự: hình như mọi nỗi buồn dễ ở lại hơn mọi hát ca xưng tụng. Và Nam Cao đã lấy hẳn hình tượng giọt nước mắt làm đầu để cho thiên truyện của mình với lời đề từ “nước mắt là miếng kính biến hình vũ trụ“. Đâu phải ngẫu nhiên mà Đặng Thai Mai đào lên ,àsâu sắc cảm nhận “ chứ không phải là lôgic thường thấy và kế đó là cụm từ “nỗi đau của con người”. Đến đây, có lẽ phải nói thêm: có một sự chuyển hoá trong nỗi đau của nhân tình vào trong nỗi đau của chủ thể người cầm bút. Đúng hơn là sự hoà nhập nỗi đau của đời và nỗi đau của ngòi bút nhà văn. Chỉ có thể từ nỗi đau cộng hưởng ấy mới có thể có được giọng thơ chua chát của Xuân Hương, mới có được nỗi đau nổi sóng, đầu ngọn bút như có máu của Nguyễn Du. Phải đau đớn với nỗi đau của mọi người để giãi bày nó lên trang văn như một hành động chia sẻ, cảm thông với cuộc đời. Đó là thiên chức, là chiều sâu trong ngọn bút của nhà văn. Cái đau ngoài đời là cái đau của số phận: vào trong đấy là cái đau của thời đại. Nỗi đau với nhiều phương diện của nhân tình thế thái, của những thăng giáng lịch sử. Có khi là nỗi đau trước băng hoại của nhân phẩm trong thơ của Nguyễn Khuyến, Tú Xương... có khi là nỗi đau của sự cảnh tỉnh của nhà văn trước cuộc đời để con người tự soi lại mình, để sống đẹp hơn. Ở phương diện thứ hai, nó là sự cảm thông, đồng điệu của tác giả.
‘Thời xa vắng" của Lê Lựu cùng là nỗi đau, nỗi đau về một thời cái “tôi" bị tỏa chiết, để từ đó rung lên hồi chuông cấp báo VỚI xã hội: hãy chú tâm đến cả cá nhân. Đó là chiều sâu nhân đạo và đó cũng là sự cảnh tình để con người tự nhận thức lại mình. Tố Hữu, Hồ Chí Minh đau với một tiếng rao đêm, một tiếng khóc trong nhà lao của em nhỏ. Nỗi đau như một sự đồng cảm của một lực đỡ dìu. “Mùa lá rụng trong vườn " lại là nỗi đau của nhà văn trước sự băng hoại của nhân cách, của sự ích kỉ đang phá tung mọi sợi dây gắn bó đồng loại đến từng cá nhân, từng gia đình nhỏ bé.
Nỗi đau trong trang văn vì thế là nỗi đau đầy nhân đạo, khi sẻ chia, khi vẫy gọi con người, vượt lên những mất mát, những gì xấu xa để vươn tới cái đẹp của chân, thiện, mĩ. Nó để người đọc đối diện với nỗi đau, làm trào ra những giọt nước mắt thanh lọc và nhân đạo hoá tâm hồn.
Có lẽ chính từ quan niệm ấy mà ngòi bút Đặng Thai Mai không tự hạn chế mình khi tiếp hướng ngòi bút mình vào một hiện thực đầy phức tạp của con người: “lo âu", “bực bội”, “tủi hổ"... ở đây, có lẽ không còn là vấn đề trái tim, đúng hơn là một cái nhìn sắc sảo đã quyện hòa vào trong xúc cảm chi phối cái nhìn khám phá của nhà văn. Bởi lẽ, nó đòi hỏi người nghệ sĩ không chỉ dừng tầm mắt của mình ở hiện thực bề nổi của tâm trạng, mà phải phát hiện ở đó những hiện thực đa chiều ẩn sâu. Tuy nhiên, cần phải nói thêm, nhà văn đến với cuộc sống đâu phải chỉ bằng nỗi đau đớn, lo âu... Bên cạnh đó, như một sự bổ sung cũng cần ở nhà văn một cái nhìn phát hiện những gì cao đẹp của con người, của nhân cách, phát hiện những niềm vui của con người. Đó vừa là sự khẳng định, vừa là sự tiếp nối niềm tin trong sáng về nhân cách và bản chất thẩm mĩ của con người. Nguyễn Du đã đau với số phận Kiều, nhưng cũng chính Nguyễn Du đã phát hiện ra “chữ trinh còn một chút này” của số phận tưởng như đã bị đạp xuống đáy sâu của nhân cách, đã phát hiện ra cái trinh bạch trong con người Kiều giữa cuộc đời dữ dằn, đen tối. Sự phát hiện ấy đã làm nên giá trị nhân đạo của tác phẩm. Chỉ có như thế, nhà văn mới có thể nắm bắt được trọn vẹn sự phong phú, đa dạng của tâm hồn con người trước cuộc sống.
Trong khi đổi mới, một số nhà thơ hôm nay đã có cái nhìn tỉnh táo trước hiện thực cuộc sống:
“Say sưa quá chợt bây giờ nhìn lại
Luỹ tre làng ngỡ như bình yên ấy
Chứa bao điều bão tố ở bên trong ”.
(Võ Văn Trực)
Bên cạnh đó lại có cái nhìn khác để so sánh đối chiếu (Con mắt mèo của Trần Lê Văn). Nhà thơ Ý Nhi cũng có cái nhìn nhận cuộc sống đầy đối nghịch. Trong hoạt động của con người, sự nhẫn nại vẫn đồng hành với sự vội vã, cũng như gặp gỡ và chia tay, nỗi đau và niềm hạnh phúc. Và tất cả những bộn bề ấy vẫn nối nhau trôi trong nhịp điệu của cuộc sống muôn đời. Nhà thơ đã đắm mình vào cuộc sống để thu bắt mọi luồng giao thoa qua lại, những đối cực đầy tinh tế của tâm hồn con người (Người đàn bà ngồi đan).
Cách nói của Đặng Thai Mai vì thế nên hiểu như một cách nói nhấn, một sự gợi ý cho một vế còn ẩn chứa. Nó hướng ngòi bút vào một cái nhìn toàn diện nếu ta hiểu không ít người trước đây phủ nhận khái niệm bi kịch của số phận trong xã hội chúng ta. Và văn học một thời của chúng ta thường vươn lên tầm sử thi với những nét hoành tráng, với những chiến thắng của thời lửa đạn đầy kiêu hành mà phần nào lãng quên số phận con người với những nỗi đau, những nét tâm tư sâu kín.
Từ trên nền một sự hiểu biết cảm nhận sắc sảo ấy, nhận định của Đặng Thai Mai triển khai trên một cấp độ mới, đó là sự nắm bắt ,ânhững ước mong tha thiết nhất của loài người". Nếu như những tiêu chuẩn quy phạm trên kia là yêu cầu đối- với bất kì nhà văn chân chính nào, thì nét bổ sung sau chót lại là tiêu chuẩn của một tài năng, một đại bút. Nhà văn không chỉ nắm được những nét tâm tư đã hình thành mà cao hơn là sự dự cảm nắm bắt những dư âm không lời của khát vọng là sự “rung động tận đáy”. Có thể coi đó là căn nguyên trong việc nắm bắt “những ước mong tha thiết nhất của loài người ”.
Đó là nét dự cảm của văn chương, nhưng khác với những lí giải siêu hình .của những triết gia tư sản về những khu vực tiềm thức ma quái. Nét dự cảm của văn chương, với Đặng Thai Mai có căn nguyên từ sự đào sâu khám phá hiện thực thời đại của người nghệ sĩ. Đấy chính là sự tiếp cận cuộc sống trên nhiều binh diện khác nhau trong mối tương quan của quá khứ với tương lai. Đó chính là cơ sở của dự báo trong văn học. Nhà văn sống hết mình với thời đại sẽ phát hiện ra những “ước mong tha thiết của loài người ” phản ánh nó vào trong tác phẩm để hướng con người tới những gì cao đẹp. ở một góc độ nào đó, nó là sự phát triển về chất của quá trình khám phá cuộc sống từ nhiều chiều.
Song có lẽ điều thú vị và sâu xa hơn trong nhận định của Đặng Thai Mai là ở chỗ đặt “ước mong tha thiết nhất của loài người” cạnh nỗi đau trên, chính là một sự khẳng định: văn học bao giờ cũng phải vượt lên nỗi đau để hướng về một cái gì đó cao đẹp hơn của con người. Nỗi đau tự nhận thức cũng là một biểu hiện sống đẹp. Và đó chính là định hướng cho tính dự báo của văn chương.
Từ cuộc đời đến tác phẩm cần một nhịp nối là nhà văn. Nên chăng xem nhận định của Đặng Thai Mai như một sự tâm niệm về thiên chức và phẩm chất của nhà văn. Đấy chính là nhiệt tinh nồng cháy, thuỷ chung máu thịt với cuộc đời, một cách nhìn phát hiện, một nhân cách sống và viết. Đó là những bài học cho người cầm bút. Từ cá nhân nối với cuộc đời nhân loại đó chính là nhịp nối của một trái tim yêu thương con người: “Từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả” (Pôn Elua). Bên cạnh đó, một tài năng nghệ thuật, một sự khổ nhọc của những vấn đề bếp núc cũng cần được lưu tâm. Bởi lẽ gắn với cuộc sống mới chỉ là điều “quan trọng hơn hết ” mà chưa phải là tất cả. Một năng khiếu nghệ thuật cũng là một nhân tố cho “hơi thở” sức sống của những tác phẩm vĩ đại.