Phân tích bài "Đám tang lão Gô - ri - ô" của Ban - dắc

Ban-dắc(1799 - 1850) là nhà tiếu thuyết Pháp nổi tiếng, “bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực". Ông đã sáng tạo ra bộ “Tấn trò đời" đồ sộ, bất hủ gồm 97 tác phẩm với trên 2.000 nhân vật. Miếng da lừa (1831), ơ-giê-ni Grăng-đê (1833), Lão Go-ri-ô (1834), ảo mộng tiêu tan (1937 - 1843),... là những kiệt tác của Ban-dắc.

Bằng ngòi bút chân thực, cụ thể lịch sử, Ban-dắc đã xây dựng hàng loạt tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình qua bộ "Tấn trò đời". Tác giả đã phê phán xã hội tư sản, ví nó như một tấn hài kịch, trong đó đồng tiền tác oai tác quái, gây ra biết bao bi kịch đau lòng.

1. Lão Gô-ri-ô xưa kia nhờ buôn bán lúa mì mà giàu có. Nhưng hai "ái nữ" của lão đã bòn rút đến đồng vàng cuối cùng. Cuối đời, lão sống cô đơn, nghèo khổ trong cái quán trọ tồi tàn của mụ Vô-ke. Lão chết năm 69 tuổi. Không một người thân thích. Người ta đã tháo đinh quan tài, đặt lên ngực lão “cái hình ảnh" của hai cô con gái yêu thương của lão khi chúng nó "còn bé bỏng, đồng trinh vù trong trắng...". Một chi tiết hiện thực vô cùng chua chát nổi lên sự vô tình, bạc bẽo của hai đứa con gái lấy chồng giàu sang.

2. Chỉ có Ra -xti-nhăc và Cri-xtô-phơ (hai người cùng ở chung nơi quán trọ) cùng với hai gã đô tùy đưa quan tài lào Gô-ri-ô đến ngôi nhà thờ Thánh Ê-chiên duy Mông. Xác chết của lão nghèo khó được đặt trước một giáo đường nhỏ, thấp và tối. Tang lễ sơ sài, qua quýt mất hai mươi phút với cái giá bảy mươi quan do hai vị linh mục, chú bé hát lễ và người bõ nhà thờ. Tang lễ qua quýt thế thôi, bởi lẽ "trong một thời kì mà tôn giáo không lấy gì làm giàu lắm để cầu kinh làm phúc". Như vậy là, Thánh đường, linh mục, tang lễ... đều được cân, đo, đong, đếm bằng tiền.

Bọn người có mặt trong tang lễ cũng vì tiền mà đến. Cri-xtô-phơ vì "nghĩa vụ " mà anh ta đến đưa đám, vì lão Gô-ri-ô chết "đã làm cho anh ta kiếm được mấy món tiền đài công kha khá ”.

3. Không có người đưa đám, lại đã năm giờ rưỡi rồi, xác chết lão Gô-ri-ô được chở nhanh đến nghĩa địa. Lúc ấy có hai chiếc xe có treo huy hiệu nhưng không có người ngồi, một là của bá tước Đơ Re-xtô, và một là của nam tước Đơ Nuy-xin-ghen theo sau chiếc xe tang đến nghĩa địa! Dù là con gái, nhưng nay đã trở thành một mệnh phụ phu nhân rồi, không thể đi đám ma một kẻ nghèo khó, hèn mọn! Một nét vẽ sâu sắc lên án đạo lí suy đồi, tinh đời bạc bẽo!

4. Cảnh hạ huyệt vội vội vàng vàng. Bài kinh ngắn cầu cho kẻ xấu số do chàng sinh viên trả tiền (như một sự bố thí). Người nhà hai cô con gái và đám người nhà đạo biến ngay! Hai gã đào huyệt mới hất được vài xèng đất xuống cho lấp chiếc áo quan thì ngẩng đầu lên đòi tiền đãi công! "ơ-gien móc túi và thấy không còn đồng nào, chàng buộc phải vay Cri-xto-phơ hai mươi xu ". Cái món nợ này lại ghi vào sổ nợ của người xấu số ngày một thêm chồng chất! Ai sẽ trả cho lão Gô-ri-ô?

Cảnh nghĩa địa là "ngày tàn, một buổi hoàng hôn ẩm ướt" trên bầu trời có những đám mây. Trong cái khung cảnh buồn bã ấy, Ra-xti-nhắc “não lòng ghê gớm... ”, "giọt nước mắt trào ra... ”. Đây là giọt nước mắt duy nhất trong đám tang lão Gô-ri- ô. Thương kẻ xấu số, tội nghiệp mà khóc, hay xót xa vì thế thái nhân tình bạc bẽo mà khóc?

Một đám tang của kẻ già nua, cô đơn và nghèo hèn. Số tiền làm lễ ở nhà thờ. tiền đọc kinh cầu nguyện lúc hạ huyệt, tiền đài công phu đào huyệt, và tiền thuê đón đám ma - bấy nhiêu khoản tiền, ai bố thí cho lào Gô-ri-ô? Cha cô và con chiên, cha và con,... tất cả đều vì tiền. Bằng những chi tiết chân thực, cụ thể, Ban-dắc đã làm hiện lên một đám tang của kẻ nghèo hèn trong cái xã hội kim tiền, tình đời đen bạc. Chúng ta hãy đọc lên vần thơ này để ai điếu lão Gô-ri-ô bất hạnh:

... "Ai chết đó? Trục xoay và bánh đẩy,

Xe tang đi về tận thế giới nào?

Chiều đông tàn lạnh xuống tự trời cao,

Không lửa ấm, chắc bồn buồn lắm đó... "

BÀI CÙNG NHÓM