tailieunhanh - Lịch sử các cuộc xung đột giữa Israel và các quốc gia Ả-rập_4

Từ năm 1970 tới nửa đầu năm 1973, phe Ảrập liên tục đe dọa chiến tranh. Cứ vài tháng, tổng thống Ai Cập Sadat lại làm báo chí sục sôi | Lịch sử các cuộc xung đột giữa Israel và các quốc gia Ả-rập Từ năm 1970 tới nửa đầu năm 1973 phe Ảrập liên tục đe dọa chiến tranh. Cứ vài tháng tổng thống Ai Cập Sadat lại làm báo chí sục sôi khi công khai tuyên bố ý định tấn công Israel. Ông gọi 1971 là năm quyết định nhưng 1971 đến và đi mà không có sự kiện gì xảy ra. Năm 1972 Sadat lại hằm hè với Tel Aviv tuy nhiên quân Ai Cập vẫn án binh bất động. Đến trước năm 1973 Israel và cả thế giới đã quá mệt mỏi khi nghe Cairo tuyên bố tấn công chẳng mấy ai còn tin nữa. Những đợt chuyển quân lớn của Ai Cập và Syria lên vùng biên giới vào tháng 9 1973 để chuẩn bị cho chiến tranh thực sự cũng không làm Tel Aviv cảm thấy cần cẩn thận hơn trong bố phòng biên giới. Kế hoạch tác chiến của phe Ảrập được tuyệt đối giữ kín. Ở Ai Cập trước ngày 1 10 1973 chỉ có tổng thống và bộ trưởng quốc phòng nắm được bí mật này. Về phần Syria chỉ một số nhân vật trong nội các dưới 10 người biết rằng chiến tranh chắc chắn sẽ nổ ra. Dè chừng hệ thống nghe trộm điện tử tinh vi của Israel lãnh đạo Ảrập hạn chế tối đa liên lạc qua điện thoại và điện tín. Ngay cả khi ngày khai chiến đã gần kề các nhà ngoại giao Ai Cập vẫn không ngừng bày tỏ thiện chí hòa bình với các chính phủ phương Tây. Cairo còn tung hỏa mù bằng cách yêu cầu các học viên sĩ quan trở lại trường vào ngày 9 10 và cho tướng tá quân đội đi hành hương ở Mecca. Vào 4 10 đài Ai Cập cũng loan báo lính dự bị đã được phục viên. Tình báo Israel bối rối vô cùng. Những thông tin họ thu được cực kỳ mâu thuẫn. Ngay từ cuối tháng 4 mật vụ Do Thái đã có trong tay kế hoạch hành quân chi tiết của Cairo và Damascus. Israel biết rằng đội quân thứ 2 và thứ 3 của Ai Cập sẽ vượt kênh và thọc sâu 10 km vào bán đảo Sinai. Sau đó bộ binh và thiết giáp sẽ đổ quân đánh úp đèo Mitla và Gidi - điểm giao chiến lược. Trong lúc đó hải quân và lính dù tấn công Sharm el-Sheikh ở cực nam Sinai . Tuy nhiên các chính trị gia Israel sau nhiều lần bị báo động giả không tin rằng người Ảrập có ý định gây chiến .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN