tailieunhanh - Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Bài giảng "Cơ sở văn hóa Việt Nam - Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc" đề cập đến các vấn đề về vai trò của thanh niên Việt Nam trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Bài viết nhằm mục đích để thanh niên hiểu thế nào là bản sắc văn hóa?, tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa. tài liệu chi tiết hơn. | THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC 1. Bản sắc văn hoá dân tộc là gì? 2. Vị trí, vai trò của bản sắc văn hoá dân tộc 3. Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Mục tiêu Qua buổi sinh hoạt ngoại khóa: - Thanh niên hiểu thế nào là bản sắc văn hóa dân tộc? - Tại sao phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc? - Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc có tầm quan trọng như thế nào? - Làm thế nào để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc? cụ thể ra sao? - Giúp thanh niên ý thức được việc mình sống và lựa chọn đúng đắn những chuẩn mực đạo đức, hành vi, phẩm chất hợp với văn hóa dân tộc. Phương pháp Giáo viên sử dụng phương pháp giảng giải, đàm thoại, nêu gương để triển khai nội dung buổi sinh hoạt. Học sinh được nghe trình bày và thảo luận về bản sắc văn hóa dân tộc. Phương tiện Sử dụng tranh, ảnh, máy trình chiếu, máy tính để minh họa sinh động, cuốn hút, dễ hiểu. 1. Bản sắc văn hoá dân tộc là gì? Bản là cái gốc, cái căn bản, cái lõi, cái hạt nhân của một sự vật, hiện tượng. Sắc là thể hiện ra ngoài của sự vật, hiện tượng đó. → Bản sắc dân tộc của văn hóa tức là nói những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộc. Một số hình ảnh minh họa Một số hình ảnh minh họa Một số hình ảnh minh họa Một số hình ảnh minh họa Một số hình ảnh minh họa 2. Vị trí, vai trò của văn hoá: Trước đây, dựng nước và giữ nước: lòng yêu nước; tinh thần dân tộc Văn hóa cũng là một sức mạnh to lớn. Ngày nay, giao lưu và hội nhập: bản sắc văn hóa dân tộc là khí phách, tâm hồn, bản lĩnh dân tộc, là cơ sở để dân tộc ta hòa nhập với tiến trình giao lưu quốc tế mà không tự đánh mất mình. 3. Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc: Thực trạng nhận thức và hành động của thanh niên. Tư tưởng: có lối sống quá phóng túng, tự do ví dụ: ăn chơi nhiều hơn học hành, sống thử trước hôn nhân, xem nhẹ tình yêu đôi lứa, dễ dàng ly hôn Lễ nghĩa: ăn nói trống không, không còn lễ phép như trước kia nữa, xem nhẹ lời nói của cha mẹ, thầy cô Ăn mặc: hở hang, gây mất thiện cảm với mọi người chung quanh, xài hàng ngoại nhập quá nhiều Thái độ: lối sống quá tự phụ, thờ ơ trước mọi việc quanh mình, coi trọng quyền lợi cá nhân một cách quá đáng ảnh hưởng đến lợi ích tập thể. Giải trí: thanh niên không còn hứng thú, muốn học hỏi và giữ gìn những loại hình giải trí truyền thống: cải lương, tuồng chèo, hát bội, ca vè, hát ru . * Những tai hại và nguy cơ tiềm ẩn của những nhận thức và hành động đó: Không còn là người Việt Nam chính thống nữa! Sống trên đất Việt nhưng tâm hồn không phải người Việt. Dễ dàng sa đà vào các tệ nạn xã hội, các cuộc chơi bời quá trớn, mất tự chủ bản thân, lâu dần trở thành người xấu, dễ vi phạm pháp luật. Ví dụ: ăn chơi đua đòi, lười lao động, thích hưởng thụ, trộm cướp, sống gấp, sống vội Khi thanh niên đã sa đà, ham mê học đòi, chuộng lối sống phương tây, thì không còn lòng yêu nước, không có ý muốn xây dựng đất nước, chẳng còn chú tâm học hành hay lao động gì nữa, từ đó trở nên xa cách, bị tách biệt trong cộng đồng. Thanh niên phải làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc - Giáo dục, nâng cao nhận thức cho thanh niên về truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc. Xây dựng các chuẩn mực giá trị đạo đức, nêu gương người tốt việc tốt, lối sống đẹp. Đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa như nhà văn hóa, thư viện, khu vui chơi Cám ơn các bạn chú ý lắng nghe

TỪ KHÓA LIÊN QUAN