tailieunhanh - Quan điểm của V.I.Lênin về quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng ở Việt Nam thời kỳ đổi mới

Bài viết "Quan điểm của về quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng ở Việt Nam thời kỳ đổi mới" làm rõ tư duy, quan niệm của về khả năng phát triển rút ngắn, về con đường, phương thức “quá độ gián tiếp” lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trong công cuộc đổi mới hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo! | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG QUAN ĐIỂM CỦA VỀ QUÁ ĐỘ GIÁN TIẾP LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ SỰ VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI Phạm Trần Quỳnh Mai Học viện Chính trị khu vực II Tác giả liên hệ Phạm Trần Quỳnh Mai email quynhmai123711@ Tóm tắt Sự phát triển của xã hội loài người là sự chuyển tiếp của các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao theo quá trình lịch sử - tự nhiên. Tính phổ biến của lịch sử không loại trừ tính đặc thù của nó do những điều kiện lịch sử cụ thể mỗi quốc gia - dân tộc có thể bỏ qua rút ngắn sự phát triển của một hoặc một số các hình thái kinh tế - xã hội. Bài viết làm rõ tư duy quan niệm của về khả năng phát triển rút ngắn về con đường phương thức quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trong công cuộc đổi mới hiện nay. Từ khóa chủ nghĩa xã hội quá độ gián tiếp Đảng Cộng sản Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo quan điểm duy vật về lịch sử Sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên và 2002b 21 . Cho đến ngày nay lịch sử nhân loại đã và đang trải qua năm hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản nguyên thuỷ chiếm hữu nô lệ phong kiến tư bản chủ nghĩa cộng sản chủ nghĩa. Bước chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội này lên một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn bao giờ cũng trải qua thời kỳ quá độ. Và . giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản và 2002a 47 . Ở những nước tư bản chủ nghĩa phát triển - nơi đã có đại công nghiệp và giai cấp vô sản phát triển ở trình độ cao thì thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ quá độ chính trị do giai cấp vô sản làm chủ thể. Để thực hiện

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN