tailieunhanh - Giáo trình Đàm phán quốc tế: Phần 2
Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình "Đàm phán quốc tế" Phần 2 – Kỹ năng và nghệ thuật đàm phán quốc tế, gồm 5 chương: Kỹ năng tổ chức đàm phán quốc tế; Chiến thuật đàm phán quốc tế; Kỹ năng thuyết phục trong đàm phán quốc tế; Đàm phán đa phương; và Trung gian, hòa giải trong đàm phán quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo! | Phần II KỸ NĂNG VÀ NGHỆ THUẬT ĐÀM PHÁN Chương VII KỸ THUẬT TỔ CHỨC ĐÀM PHÁN Hiểu được qui trình tổ chức một cuộc đàm phán quốc tế theo 5 giai đoạn chuẩn bị đàm phán tiền đàm phán đàm phán chính thức kết thúc đàm phán và hậu đàm phán đồng thời nắm được Thực hành kỹ năng chuẩn bị đàm phán thông qua việc xây dựng đề án đàm phán. Các cuộc đàm phán có thể được tổ chức theo những cách thức và quy trình khác nhau. Có cuộc đàm phán chỉ diễn ra một lần nhưng cũng có những cuộc đàm phán kéo dài hàng tháng thậm chí nhiều năm. Tổ chức đàm phán hợp lý sẽ tác động tích cực đến cả quá trình đàm phán và kết quả cuối cùng. Đối với từng cuộc đàm phán hầu hết các nghiên cứu đều tổng kết cách tổ chức đàm phán theo năm giai đoạn chuẩn bị đàm phán tiền đàm phán đàm phán chính thức kết thúc đàm phán và thực thi thỏa thuận đàm phán. . Chuẩn bị đàm phán . Tầm quan trọng của việc chuẩn bị đàm phán Chuẩn bị đàm phán là khâu quan trọng nhất quyết định thành công hay thất bại của cuộc đàm phán. Với đặc thù là hoạt động đại 140 Phần II KỸ NĂNG VÀ NGHỆ THUẬT ĐÀM PHÁN diện cho quốc gia có tính hệ trọng đàm phán ngoại giao càng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng. Chuẩn bị càng đầy đủ thì khả năng thành công càng cao. Nếu phía ta chưa chuẩn bị tốt nên tạm hoãn đàm phán. Ngược lại nếu ta đã chuẩn bị tốt nhưng đối phương chưa sẵn sàng ta cần thúc đẩy đối phương sớm đi vào đàm phán để giành lợi thế. Các công đoạn tổ chức đàm phán . Nội dung các công việc chuẩn bị đàm phán Các công việc chuẩn bị thường được thể hiện trong một Đề án đàm phán xem hộp ở mục các công đoạn tổ chức đàm phán ở trên với những nội dung chính như sau Chương VII KỸ THUẬT TỔ CHỨC ĐÀM PHÁN 141 Tìm hiểu về đối phương Trước hết cần tìm hiểu kỹ mục tiêu của đối phương phân loại các mục tiêu chính và thứ yếu mục tiêu tối đa và mục tiêu tối thiểu nghĩa là ngưỡng tối đa và tối thiểu của đối phương các nhu cầu cụ thể của đối phương và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Tìm điểm mạnh điểm yếu trực tiếp và gián tiếp của đối phương đặc biệt
đang nạp các trang xem trước