tailieunhanh - Bài giảng Kinh tế môi trường: Phần 2 - Trường ĐH Công nghệ GTVT

Tiếp nội dung phần 1, Bài giảng "Kinh tế môi trường" Phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Các vấn đề về kinh tế tài nguyên thiên nhiên; Kinh tế đất đai và công trình xây dựng; Kinh tế nước và nước thải; .Mời các bạn cùng tham khảo! | Chương 3 KINH TẾ TÀI NGUYÊN . Các vấn đề về kinh tế tài nguyên thiên nhiên . Tài nguyên tái tạo được a. Mở đầu Tài nguyên tái tạo được còn gọi là tài nguyên phục hồi được là loại tài nguyên và trữ lượng có thể phục hồi sau khi thu hoạch nghĩa là có thể tăng hoặc giảm. Trữ lượng sẽ tăng nếu có điều kiện thuận lợi cho tài nguyên phát triển ngược lại tài nguyên có thể trở lên cạn kiệt. Song trữ lượng có thể tăng nhưng không thể vượt quá trữ lượng cực đại trữ lượng mà hệ sinh thái nơi chúng tồn tại có thể chịu đựng được. Như vậy sự tăng trưởng của một loại tài nguyên phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện của hệ sinh thái mà nó tồn tại. Đối với con người nếu biết được quy luật tăng trưởng của tài nguyên có thể thu hoạch sử dụng một cách hợp lý có nghĩa là thu hoạch mà không làm cạn kiệt tài nguyên. Chẳng hạn ở mức trữ lượng tài nguyên nào đấy thì con người bắt đầu thu hoạch và thu hoạch với mức vừa phải để tài nguyên có thể phục hồi. Sau một thời gian có thể thu hoạch phục hồi và phát triển. Nếu thu hoạch hợp lý thì có thể sử dụng tài nguyên lâu dài. Ngược lại nếu thu hoạch bất hợp lý chẳng hạn thu hoạch với tỷ lệ vượt quá tỷ lệ tăng trưởng tài nguyên thì nguồn tài nguyên có thể bị suy giảm thậm chí biến mất. Ngoài nguyên nhân thu hoạch quá mức còn có nguyên nhân gián tiếp khác làm suy giảm tài nguyên như việc phá hủy môi trường sống của loài nào đó. Vì vậy vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải tìm được phương thức sử dụng một cách hợp lý tối ưu nguồn tài nguyên. Muốn vậy phải nghiên cứu những lý thuyết cơ bản có liên quan tới tăng trưởng tài nguyên tìm kiếm mức thu hoạch hợp lý định ra những chính sách phù hợp bảo vệ tự nhiên. Để đơn giản ta không đề cập đến nguồn tài nguyên vĩnh cửu như bức xạ mặt trời năng lượng sóng thủy triều mà đôi khi cũng được gọi là tài nguyên tái tạo. Chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu các loài riêng lẻ mà không xét đến mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng trong hệ sinh thái. Mối quan hệ .