tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2020

Mục đích nghiên cứu của tóm tắt luận án "Quá trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2020" là phục dựng lại được quá trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2020 qua các giai đoạn, đánh giá những thành tựu, hạn chế, rút ra các đặc điểm, tác động của quá trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI BÙI THỊ BÍCH THUẬN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam Mã số TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI 2024 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học 1. . Hoàng Hải Hà 2. . Đào Tuấn Thành Phản biện 1 . Đinh Quang Hải Phản biện 2 . Nguyễn Mạnh Hà Phản biện 3 TS. Nguyễn Thị Hoài Phương Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi .giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Thư viện Quốc Gia Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguồn nhân lực là năng lực nội sinh chi phối các nguồn lực khác là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ cơ cấu lại nền kinh tế chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất bảo đảm cho phát triển nhanh hiệu quả và bền vững . Đại hội lần thứ XI XII và XIII của Đảng chủ trương phát triển nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược của đất nước. Cuối thế kỷ XX đầu thề kỷ XXI nền kinh tế thế giới bước sang thời kỳ phát triển mới. Trên cơ sở những thành tựu có tính đột phá về khoa học - công nghệ kinh tế tri thức ra đời xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế trở thành xu thế tất yếu của các quốc gia. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư có tác động mạnh mẽ đến tất cả các nước. Thành tựu nổi bật nhất của khoa học - công nghệ trong giai đoạn này là công nghệ thông tin CNTT . CNTT trở thành dòng chủ lưu mạnh trong xu thế toàn cầu hóa tạo nên một động lực lớn trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Không một nền kinh tế phát triển nào trên thế giới mà không sở hữu một nền tảng CNTT vững chắc. Cuộc cạnh tranh về CNTT và nguồn nhân lực CNTT giữa các nước diễn ra vô cùng nhanh chóng. Trong bối cảnh đó Việt Nam đã

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN