tailieunhanh - Đánh giá ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tích hạ lưu sông Vàm Thuật

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định nồng độ của năm kim loại nặng bao gồm Cu, Zn, Cd, Cr và Pb trong trầm tích mặt ở hạ lưu Sông Vàm Thuật. Mức độ ô nhiễm do các kim loại này được xác định và đánh giá dựa trên các qui chuẩn, ngưỡng cho phép của Hoa Kỳ (US EPA), cũng như các chỉ số tiếp cận nền bao gồm EF, CF, PLI, và Igeo. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Số 59 2022 ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRONG TRẦM TÍCH HẠ LƯU SÔNG VÀM THUẬT LÊ HỒNG THÍA NGUYỄN VĂN PHƯƠNG Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên hệ lehongthia@ DOIs https Tóm tắt. Kim loại nặng trong trầm tích hạ lưu Sông Vàm Thuật tiềm ẩn gay rủi ro cho hệ sinh thái Sông Sài Gòn. Do đó nghiên cứu được thực hiện để đánh giá tồn lưu chất ô nhiễm kim loại nặng Cd Cr Cu Pb Zn tại vùng cửa sông này. Các phương pháp đánh giá dựa trên Quy chuẩn Việt Nam QCVN ngưỡng khuyến cáo của Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ US EPA cũng như các chỉ số nền bao gồm hệ số làm giàu- EF chỉ số ô nhiễm-CF chỉ số tích tụ địa chất- Igeo chỉ số tải lượng ô nhiễm- PLI 7 mẫu trầm tích được thu trong tháng 3 năm 2022 vào thời điểm lúc triều xuống. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng các kim loại nặng Cd Cr Cu Pb Zn trong trầm tích dao động lần lượt là 1 08 - 1 93 mg kg 32 4 - 66 2 mg kg 2 3 10 5 mg kg 289 703 mg kg. Trong đó hàm lượng Cd Cr Cu Pb hầu hết chưa vượt giới hạn cho phép theo QCVN 43 2017 ngoại trừ Zn. Theo ngưỡng khuyến cáo của US EPA thì có Cd Zn Cr vượt mức. Chỉ số EF xác nhận ô nhiễm chủ yếu do con người gây ra. Chỉ số CF Igeo khẳng định Cd Zn và Pb ô nhiễm ở mức cần xem xét hay ô nhiễm cao. Chỉ số PLI cho thấy mức độ ô nhiễm hạ lưu Sông Vàm Thuật tiến triển theo xu hướng ô nhiễm cao. Từ khóa Chỉ số EF CF Igeo trầm tích kim loại nặng Sông Vàm Thuật 1. GIỚI THIỆU Kim loại nặng và các hợp chất kim loại nặng đang là một mối quan tâm đối với các nhà nghiên cứu môi trường trên Thế giới trong những năm gần đây do tính độc hại của chúng 1 . Các sông chảy qua các vùng đô thị tiếp nhận nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt trực tiếp mà không qua xử lý thường chứa các kim loại nặng và độc hại thủy ngân chì crom kẽm và đồng gây hại cho sức khoẻ của con người và môi trường lâu dài. Mặc khác trong các hệ sinh thái nước tỷ lệ các kim loại nặng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN