tailieunhanh - Tinh thần Samurai trong suy nghĩ của người Nhật hiện đại
Bài viết "Tinh thần Samurai trong suy nghĩ của người Nhật hiện đại" giới thiệu về tinh thần Samurai - tinh thần võ sĩ đạo như: không nói dối, không giả dối, không khúm núm, không hời hợt, không tham lam, không thô lỗ, không khoe khoang, không kiêu ngạo, không vu khống, không bội tín, hòa thuận với đồng đội, không quá quan tâm đến sự việc, quan tâm lẫn nhau, có lòng nhân ái, có tinh thần trách nhiệm cao. Tinh thần cao đẹp này cho đến ngày nay vẫn còn duy trì trong dòng máu của những thế hệ người Nhật. Mời các bạn cùng tham khảo! | TINH THẦN SAMURAI TRONG SUY NGHĨ CỦA NGƯỜI NHẬT HIỆN ĐẠI Hà Mạnh Huân Võ Thái Nam Anh Lê Minh Khôi Trần Thị Kim Châu Phạm Ngọc Chiến Viện Công nghệ Việt Nhật Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD ThS. Tiết Thụy Tường Vy CN. Đỗ Xuân Hồng TÓM TẮT Samurai là tên gọi tầng lớp quan chức hoặc võ sĩ từ thời cổ đại cho đến trung đại của Nhật Bản. Samurai chiến đấu trực diện và rất coi trọng danh dự của bản thân. Vào năm 1642 tác phẩm Kashoki của Samurai Saitou Chikamori được ra mắt. Kashoki gồm có 5 cuộn giấy cung cấp kiến thức những luật lệ dành riêng cho Samurai. Trong cuốn thứ 5 cuốn này chứa đựng những định nghĩa căn bản về tinh thần võ sĩ đạo như không nói dối không giả dối không khúm núm không hời hợt không tham lam không thô lỗ không khoe khoang không kiêu ngạo không vu khống không bội tín hòa thuận với đồng đội không quá quan tâm đến sự việc quan tâm lẫn nhau có lòng nhân ái có tinh thần trách nhiệm cao. Có thể thấy rằng tinh thần cao đẹp này cho đến ngày nay vẫn còn duy trì trong dòng máu của những thế hệ người Nhật. Từ khóa văn hóa Nhật Bản Samurai tinh thần võ sĩ đạo 1. TÌM HIỂU VỀ SAMURAI Samurai có hai phiên âm tên gọi. Theo phiên âm tiếng Nhật Samurai được viết 侍 さむらい . Còn theo phiên âm Hán Việt Samurai được gọi là võ sĩ kiếm sĩ. Samurai thường được hiểu theo hai nghĩa nghĩa thứ nhất ở Nhật Bản là một bộ phận của tầng lớp võ sĩ Nhật Bản là thuộc hạ của shogun daimyo và đứng trên một số bộ phận võ sĩ khác. Nghĩa thứ hai được thế giới biết đến là tầng lớp võ sĩ của Nhật Bản gồm tầng lớp shogun và daimyo. 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu đề tài nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu lịch sử. Phương pháp này dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có thật trong lịch sử nội dung cụ thể bao gồm các tài liệu về văn hóa thời phong kiến và hiện đại Nhật Bản như Văn học nghệ thuật lối sống kiến trúc Ngoài ra nhóm tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê phương pháp này dùng để thống kê phân loại các .
đang nạp các trang xem trước