tailieunhanh - Tối ưu hoá qui trình chiết acid oleanolic từ thân và rễ cây đinh lăng trồng tại Đắk Lắk

Mục tiêu của nghiên cứu là tìm điều kiện tối ưu để chiết xuất acid oleanolic từ thân và rễ cây đinh lăng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chiết ngấm kiệt, với thiết kế Box Benhken theo phần mềm Design Expert. Khảo sát với 3 yếu tố là: loại dung môi, tỷ lệ dung môi/dược liệu, thời gian ngâm, mỗi yếu tố được được khảo sát tại 3 mức khác nhau. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 22 Số 2 2023 TỐI ƯU HOÁ QUI TRÌNH CHIẾT ACID OLEANOLIC TỪ THÂN VÀ RỄ CÂY ĐINH LĂNG TRỒNG TẠI ĐẮK LẮK Lê Trung Khoảng Hoàng Thị Thu Huyền Huỳnh Văn Chung Huỳnh Thị Như Quỳnh Hoàng Thúy Bình Khoa Dược Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột Email trungkhoang@ Ngày nhận bài 7 10 2022 ngày hoàn thành phản biện 13 10 2022 ngày duyệt đăng 4 4 2023 TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu là tìm điều kiện tối ưu để chiết xuất acid oleanolic từ thân và rễ cây đinh lăng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chiết ngấm kiệt với thiết kế Box Benhken theo phần mềm Design Expert. Khảo sát với 3 yếu tố là loại dung môi tỷ lệ dung môi dược liệu thời gian ngâm mỗi yếu tố được được khảo sát tại 3 mức khác nhau. Kết quả thu được điều kiện chiết xuất tối ưu là dung môi ethanol 47 tỷ lệ dung môi dược liệu là 10 1 ml g thời gian ngâm là 36 giờ. Kiểm chứng kết quả tối ưu bằng thực nghiệm cho thấy giá trị trung bình của hiệu suất chiết thực tế 93 05 1 21 so với giá trị hiệu suất chiết dự đoán 95 17 khác nhau không nhiều. Từ khoá acid oleanolic chiết xuất đinh lăng tối ưu. 1. MỞ ĐẦU Đinh lăng Polyscias fruticosa L. Harms là một trong những dược liệu được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền tại các nước châu Á Việt Nam Ấn Độ Trung Quốc . Không chỉ được sử dụng như là vị thuốc cổ truyền đinh lăng còn được sử dụng như là thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày 1 . Trong y học hiện đại tác dụng sinh học của đinh lăng đã được sử dụng và chứng minh thông quá nhiều thử nghiệm dược lý tăng cường sinh lực bảo vệ gan bảo vệ thận 1 2 . Không chỉ được chứng minh về dược lý cây đinh lăng cũng được nghiên cứu nhiều về thành phần hóa học trong đó chất chỉ dấu thường được dùng để đánh giá chất lượng dược liệu đinh lăng là acid oleanolic OA 3 . Tuy nhiên hàm lượng OA trong rễ và thân đinh lăng thấp 4 do vậy mục đích của việc khảo sát điều kiện chiết xuất thân rễ đinh lăng là thu được lượng OA nhiều nhất. Với những phương pháp nghiên cứu thông thường các thông số .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN