tailieunhanh - Đánh giá hiệu quả sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò thịt

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò thịt sinh học đến sinh trưởng, phát triển, nồng độ khí trong chuồng nuôi và hiệu quả kinh tế. | VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 140. Tháng 8 2023 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐỆM LÓT SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI BÕ THỊT Phan Tùng Lâm Ngô Đình Tân Tăng Xuân Lưu Đặng Thị Dương Thân Minh Hoàng và Trần Anh Tuyên Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì Tác giả liên hệ TS. Ngô Đình Tân Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì-Viện Chăn nuôi. Điện thoại 0973213986 Email ngodinhtanbv@ TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò thịt sinh học đến sinh trưởng phát triển nồng độ khí trong chuồng nuôi và hiệu quả kinh tế. Thí nghiệm được tiến hành trên 26 bò Senepol thuần nhập khẩu từ Úc được chia thành 2 lô Thí nghiệm thí nghiệm và đối chứng với mỗi lô là 13 bò có độ tuổi từ 14 18 tháng tuổi và có khối lượng trung bình 385 31 3 05 kg. Bò ở lô đối chứng được nuôi trên nền xi măng và được dọn dẹp hàng ngày bò ở lô thí nghiêm được nuôi trên nền đệm lót sinh họcđược nhập từ Công ty cổ phần T amp T 159 với thời gian sử dụng đệm lót trong chuồng là 60 ngày. Trong quá trình thí nghiệm đàn bò được xác định các chỉ tiêu về tăng trọng tại thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ thí nghiệm thực hiện đo nhanh NH3 H2S hàng ngày trong buồng thí nghiệm sau mỗi 24h bằng thiết bị GX-6000 tại vị trí giữa chuồng nuôi và hiệu quả kinh tế được xác định bằng chênh lệch giữa phần chi và lợi nhuận thu được. Kết quả thử nghiệm cho thấy việc sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi bò thịt đã làm giảm nồng độ khí H2S và NH3 trong chuồng nuôi giúp cải thiện môi trường trong chuồng nuôi giúp đàn bò phát triển đồng đều khỏe mạnh và duy trì tăng trưởng. Bên cạnh đó giúp tiết kiệm được công chăm sóc công dọn chuồng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ khóa đệm lót sinh học bò thịt nồng độ khí chuồng nuôi hiệu quả kinh tế. ĐẶT VẤN ĐỀ Mức sản xuất của ngành chăn nuôi hiện đang tăng nhanh và đến năm 2021 số lượng đàn gà lợn cừu và gia súc lần lượt đã đạt 30 42 1 43 1 47 1 59 tỷ con Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp