tailieunhanh - Bài giảng Chính sách ngoại thương: Bài 6 - Vũ Thành Tự Anh

Bài giảng "Chính sách ngoại thương: Bài 6 - Mô hình thương mại tiêu chuẩn" bao gồm các nội dung chính sau đây: sự khác biệt và sự giống nhau của 3 mô hình Ricardo, mô hình các yếu tố chuyên biệt và mô hình Heckscher-Ohlin; bốn cấu phần của mô hình tiêu chuẩn; tác động của trợ cấp sản xuất đối với tỷ số giá ngoại thương; . Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng! | Vũ Thành Tự Anh Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright 14 3 2018 Sự khác biệt của 3 mô hình Mô hình Ricardo Chỉ có duy nhất một nhân tố sản xuất là lao động. Ý tưởng then chốt của mô hình là lợi thế so sánh nhưng không đề cập tới phân phối thu nhập. Mô hình các yếu tố chuyên biệt Có một yếu tố sản xuất linh hoạt và hai yếu tố chuyên biệt đặc thù cho một ngành nhất định . Mô hình này trình bày các hệ quả ngắn hạn của ngoại thương đối với phân phối thu nhập. Mô hình Heckscher-Ohlin Hai yếu tố sản xuất có thể thay thế cho nhau và di chuyển giữa các ngành. Sự khác biệt giữa các quốc gia về nguồn yếu tố sản xuất sẽ quyết định mô thức thương mại. Mô hình này cho biết các hệ quả dài hạn của ngoại thương đối với phân phối thu nhập. Sự giống nhau của 3 mô hình Khả năng sản xuất của nền kinh tế được tóm tắt bằng đường giới hạn khả năng sản xuất và chính sự khác biệt về giới hạn khả năng sản xuất của các quốc gia tạo ra cơ hội cho ngoại thương. Đường giới hạn khả năng sản xuất của một nước sẽ quyết định đường cung tương đối của nước đó. Trạng thái cân bằng của thế giới được xác định bằng đường cầu và đường cung thế giới tương đối trong đó đường cung thế giới tương đối nằm giữa các đường cung tương đối của quốc gia. Bốn cấu phần của mô hình tiêu chuẩn 1. Mối quan hệ giữa đường giới hạn khả năng sản xuất và đường cung tương đối 2. Mối quan hệ giữa giá tương đối và cầu tương đối 3. Trạng thái cân bằng thế giới được xác định bằng đường cung thế giới tương đối và đường cầu thế giới tương đối và 4. Ảnh hưởng của tỷ số giá ngoại thương giá hàng xuất khẩu chia cho giá hàng nhập khẩu của một nước đối với phúc lợi của nước đó. Giới hạn khả năng sản xuất Khi biết PC và PF nền kinh tế chọn QC và QF QF để tối đa hóa giá trị V PCQC PFQF. Độ dốc của đường đẳng PP trị bằng PC PF Các đường đồng giá trị Độ dốc - PC PF Sản xuất tại điểm tại đó QF đường PP tiếp xúc với đường đẳng trị VV. Lượng hàng một nước sản xuất ra phụ thuộc VV QC vào giá tương đối PC PF. QC Giới hạn khả năng sản xuất

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.