tailieunhanh - Từ triết lý vô ngã của Phật giáo đến tư tưởng chống chủ nghĩa cá nhân của Hồ Chí Minh

Trong bài viết này, bằng phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh, chúng tôi trình bày triết lý vô ngã của Phật giáo, coi đó là nền tảng để so sánh với tư tưởng chống chủ nghĩa cá nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 2022 3 LẠI QUỐC KHÁNH PHẠM THỊ THÚY VÂN TỪ TRIẾT LÝ VÔ NGÃ CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN TƯ TƯỞNG CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN CỦA HỒ CHÍ MINH Tóm tắt Yêu thương trân trọng con người lấy con người làm điểm xuất phát và là mục tiêu vươn tới được xem là vấn đề trung tâm trong học thuyết Phật giáo và trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Để lý giải điều này bài viết tập trung làm rõ triết lý vô ngã của Phật giáo và việc Hồ Chí Minh kế thừa phát triển những nội dung tiến bộ của triết lý đó để hình thành nên tư tưởng vô ngã của chính mình tư tưởng về chống chủ nghĩa cá nhân. Dựa trên quan điểm đạo đức học Mác xít triết lý vô ngã thậm chí đã được Hồ Chí Minh nâng lên một tầm cao mới khi Người chỉ ra con đường giải phóng con người khỏi sự khổ đau bằng việc xây dựng một xã hội đạt đến chiều sâu nhân văn và văn hóa - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Từ khóa Vô ngã chủ nghĩa cá nhân Phật giáo Hồ Chí Minh con người xã hội. Dẫn nhập Trong suốt chiều dài lịch sử từ khi du nhập vào Việt Nam đến nay Phật giáo đã có nhiều đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của dân tộc góp phần định hình nên các quan niệm chuẩn mực hệ giá trị đạo đức trong xã hội Việt Nam truyền thống và hiện đại. Là một trong những học thuyết nhân bản đề cao con người vì con người nên Phật giáo luôn hướng tới mục đích đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn có ý nghĩa hơn cho con người. Theo đó giáo lý Phật giáo luôn thể hiện quan Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội. Đại học Sư phạm Hà Nội I Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngày nhận bài 13 02 2022 Ngày biên tập 11 3 2022 Duyệt đăng 06 6 2022. 4 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2022 điểm nhân văn đối với con người hướng con người đến điều thiện góp phần hoàn thiện nhân cách đạo đức con người và hướng tới một xã hội hài hòa phát triển. Từ việc nhận thức rõ những giá trị nhân văn đó trong giáo lý của Phật giáo Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhìn thấy ở Phật giáo những giá trị tốt đẹp phù hợp với đạo đức con người và phục vụ cho sự phát triển của thời đại của đất nước.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.