tailieunhanh - Nghề đúc đồng Phước Kiều dưới triều Nguyễn

Nghề đúc đồng Phước Kiều hình thành cùng với quá trình “mở cõi” về phương Nam của cha ông ta thời các chúa Nguyễn. Thông qua bài viết này, tác giả phục dựng bức tranh nghề đúc đồng Phước Kiều dưới triều Nguyễn, qua đó, làm rõ vai trò của nghề thủ công này đối với địa phương cũng như cả nước. | Tạp chí Khoa học Đại học Huế ISSN 2588 1213 Tập 126 Số 6B 2017 Tr. 61 70 NGHỀ ĐÚC ĐỒNG PHƯỚC KIỀU DƯỚI TRIỀU NGUYỄN Nguyễn Minh Phương NCS Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế Địa chỉ 32 Lê Lợi tp. Huế Tóm tắt Nghề đúc đồng Phước Kiều hình thành cùng với quá trình mở cõi về phương Nam của cha ông ta thời các chúa Nguyễn. Trải qua quá trình hình thành và phát triển nghề thủ công này tạo được thương hiệu nổi tiếng và cùng với các nghề thủ công khác đã đưa vùng đất Quảng Nam Đà Nẵng thành xứ trăm nghề . Dưới triều Nguyễn với những biến động về tình hình kinh tế xã hội nghề đúc đồng Phước Kiều tiếp tục tạo được những dấu ấn trong bức tranh đa sắc màu của thủ công nghiệp xứ Quảng nói riêng và thủ công nghiệp nước ta nói chung thời kỳ này. Thông qua bài viết này tác giả phục dựng bức tranh nghề đúc đồng Phước Kiều dưới triều Nguyễn qua đó làm rõ vai trò của nghề thủ công này đối với địa phương cũng như cả nước. Từ khóa. Nghề đúc đồng Phước Kiều triều Nguyễn xứ trăm nghề 1. Vài nét về làng Phước Kiều Làng Phước Kiều nằm trên Quốc lộ 1 thuộc xã Điện Phương huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. Đây là vùng đồng bằng ven biển phía Bắc của tỉnh Quảng Nam. Điện Bàn đã được biết đến là vùng đất trù phú với nhiều sản vật dồi dào là vùng trọng điểm lúa của tỉnh Quảng Nam đồng thời rất nổi tiếng với các ngành nghề trồng dâu nuôi tằm ươm tơ dệt lụa làm đường trồng đay dệt chiếu làm đồ gốm đúc đồng. Theo tư liệu gia phả của các tộc họ hiện còn lưu giữ làng Phước Kiều được thành lập từ buổi đầu thời các chúa Nguyễn dựng nghiệp ở hai xứ Thuận Quảng. Đây vốn là vùng đất truyền thống đúc đồng nổi tiếng các ông tiền hiền của tộc Dương Ngọc và Nguyễn Bá đã truyền dạy nghề đúc cho bà con đồng tộc lập ra làng đúc Phước Kiều cho tới nay. Khi các chúa Nguyễn ra sức mở mang ổn định ở hai xứ Thuận Quảng nghề thủ công trong đó có nghề đúc đồng sản xuất đồ gia dụng phát triển. Cuối thế kỉ XVIII nơi đây đã hình thành hai khu vực là phường tạc tượng Đông Kiều và phường chú tượng Phước Kiều. Đến đầu thế kỉ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG