tailieunhanh - Chuyện bảo vệ biên cương trong lịch sử: Phần 2

Cuốn sách còn cung cấp cho người đọc về truyền thống quản lý biển đảo có hệ thống từ nhiều thế kỷ trước của các triều đại quân chủ Việt Nam. Việc khai thác tài nguyên biển hay chính sách quản lý biển đảo, xây dựng lực lượng thủy quân của các chúa Nguyễn, của triều Lê - Trịnh, 9 nhất là của triều Tây Sơn và sau này là của triều Nguyễn với các vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức đều chứng tỏ chủ quyền lãnh thổ vùng biển đảo, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng quá trình khai thác nguồn lợi kinh tế ở vùng Biển Đông, từ nhiều thế kỷ trước đã thuộc về Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây! | VỤ ĐẮM TÀU HÀ LAN TẠI VÙNG BIỂN HOÀNG SA NĂM 1634 Thế kỷ XVI vùng đất Đàng Trong được nhiều nhà hàng hải của Bồ Đào Nha thám hiểm và đã có những ghi chép đáng quý về khu vực biển đảo miền Trung. Sau đó Bồ Đào Nha dần dần mất đi thế độc quyền vùng Biển Đông bởi sự cạnh tranh của nhiều quốc gia phương Tây khác trong đó đáng kể nhất là Hà Lan. Tình hình chính trị của Đại Việt thời kỳ 1627- 1672 đang ở vào tình trạng nội chiến dữ dội giữa hai thế lực phong kiến lấy con sông Gianh Linh Giang - Quảng Bình làm ranh giới phía Bắc là họ Trịnh thường được gọi chung là Đàng Ngoài và phía Nam là chúa Nguyễn gọi là Đàng Trong. Gần nửa thế kỷ xung đột hàng chục cuộc đụng độ đẫm máu trong đó có 7 trận đại chiến giữa hai thế lực này đã diễn ra trên biển và trên đất liền. Có những trận chiến mà số quân thủy bộ tham gia lên tới mấy chục vạn người. Thí dụ như trận đại chiến đầu tiên năm 1627 quân Trịnh huy 114 động lực lượng lớn gồm có 20 vạn quân thủy bộ bộ binh 12 vạn 500 thớt voi 600 thuyền chiến lớn 500 thuyền tải lương. Cuộc nội chiến tương tàn này đã khiến cho toàn quốc từ Bắc vào Nam lâm vào tình trạng điêu linh gây bao tổn thất nặng nề cho dân chúng đồng ruộng bị bỏ hoang kinh tế đất nước kiệt quệ. Cuộc chiến càng dữ dội nhu cầu cung cấp vũ khí cùng hậu cần của triều Trịnh và chúa Nguyễn càng đòi hỏi cao. Cả hai quốc gia Bồ Đào Nha và Hà Lan đều tranh thủ cơ hội này để tăng cường thiết lập mối quan hệ ngoại giao và ngoại thương với cả chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong. Trong quá trình giao lưu các thương nhân người Bồ Đào Nha dần dần đã giành được sự ưu ái quý mến của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong và thương nhân Hà Lan được sự cảm tình của chúa Trịnh tại Đàng Ngoài. Tuy vậy do nhu cầu của chiến tranh và phát triển kinh tế nhất là ngoại thương nên chính quyền Trịnh Nguyễn vẫn đối xử khá bình đẳng với thương nhân Bồ Đào Nha và Hà Lan. Giao lưu mậu dịch thường xuyên được diễn ra giữa chúa Nguyễn và Hà Lan. Nhiều tàu Hà Lan từng đến các vùng biển đảo có những tàu đã bị đắm tại

TỪ KHÓA LIÊN QUAN