tailieunhanh - Thực trạng và một số góp ý hoàn thiện hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam

Bài viết "Thực trạng và một số góp ý hoàn thiện hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam" tập trung nghiên cứu, làm rõ thực trạng của hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, trình bày một số khó khăn còn tồn tại liên quan đến hoạt động kinh doanh quốc tế và sau cùng là đề xuất giải pháp hoàn thiện để phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo! | THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GÓP Ý HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM Ths. Trần Linh Huân Nguyễn Thị Kim Anh Khoa Luật Thương Mại Trường Đại Học Luật Tp. HCM Tóm tắt Nhằm mục tiêu hoàn thiện hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam đồng thời có những định hướng phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế để phù hợp với những kế hoạch phát triển trong thời gian sắp đến. Cũng như để nắm bắt được nhu cầu của xã hội và bước đầu hình thành các yêu cầu đào tạo đối với ngành Kinh doanh quốc tế đáp ứng mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có khả năng thích nghi với xu hướng hội nhập của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay. Bài viết tập trung nghiên cứu làm rõ thực trạng của hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua trình bày một số khó khăn còn tồn tại liên quan đến hoạt động kinh doanh quốc tế và sau cùng là đề xuất giải pháp hoàn thiện để phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam. Từ khóa Thực trạng pháp lý kinh doanh quốc tế hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam. Đặt vấn đề Hội nhập kinh tế quốc tế hiện đang là xu hướng diễn ra trên phạm vi toàn cầu khi mà quá trình lưu chuyển nguồn nhân lực vốn hàng hóa giữa các quốc gia đã và đang trở nên phổ biến. Với bối cảnh phát triển nền kinh tế vượt trội cộng với những bước tiến mới trên con đường hội nhập thị trường quốc tế nhất là thị trường Châu Âu như hiện nay Việt Nam đang dần khẳng định vị thế là nước đi đầu trong số các quốc gia phát triển vượt bậc tại khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên giữa xu hướng thay đổi kinh doanh quốc tế trong bối cảnh mới với hai tác động nổi bật là dịch bệnh Covid-19 và chiến tranh ngoài ra còn có những mối lo về suy thoái kinh tế rủi ro tài chính và an ninh năng lượng Việt Nam cần phải ưu tiên xây dựng nắm bắt môi trường pháp lý quy định của nước sở tại và lĩnh vực của mình đặc biệt cần chú trọng tăng cường xây dựng phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế trong thời kì hội nhập quốc tế. 1.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN