tailieunhanh - Cuộc phiêu lưu của vật lý (Quyển 2 - Thuyết tương đối và vũ trụ học): Phần 2

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Hành Sơn - Cuộc phiêu lưu của vật lý (Quyển 2 - Thuyết tương đối và vũ trụ học)" tiếp tục trình bày nội dung về: từ độ cong đến chuyển động; tại sao ta có thể nhìn thấy các ngôi sao? – Chuyển động trong vũ trụ; hố đen – rơi mãi; thuyết tương đối tổng quát giản lược – Tóm tắt dành cho người không chuyên; . Mời các bạn cùng đón đọc nội dung chi tiết! | Chương 7 Từ độ cong đến chuyển động Motion Mountain The Adventure of Physics T rong sự mô tả chính xác về lực hấp dẫn chuyển động phụ thuộc vào độ cong của không-thời gian. Để định lượng sự mô tả này đầu tiên ta cần mô tả độ cong thật chính xác. Để dễ hiểu ta sẽ bắt đầu bàn luận trong không gian 2 chiều rồi chuyển sang không gian 3 và 4 chiều. Khi đã hiểu được độ cong ta sẽ hiểu được mối liên hệ chính xác giữa độ cong và chuyển động. C ách đ o đ ộ cong trong không gian 2 chiều Một điều hiển nhiên là tờ giấy phẳng không có độ cong. Nếu ta cuộn nó thành một hình nón hay hình trụ nó sẽ có một độ cong ngoại lai tuy vậy đối với sinh vật 2 chiều sống copyright Christoph Schiller June 1990 06 2020 trên tờ giấy thì vẫn thấy nó phẳng một thí dụ gần đúng là con kiến đi trên tờ giấy đó. Nói khác đi độ cong nội tại của tờ giấy là zero cho dù nhìn một cách tổng thể nó có vẻ cong. Như vậy độ cong riêng hay nội tại là một khái niệm mạnh hơn dùng để đo một độ cong mà ngay con kiến cũng nhìn thấy. Ta nên nhớ rằng một mặt cong thực sự thì cũng có độ cong ngoại lai. Mặt đất mặt một hòn đảo hay sườn dốc của một ngọn núi là các mặt cong thực sự. Khi ta nói về độ cong trong Thuyết tương đối tổng quát là ta muốn nói đến độ cong nội tại vì một quan sát viên trong thiên nhiên theo bản chất cũng ở trong tình trạng như con kiến sống trên một mặt kinh nghiệm hành động và kế hoạch luôn luôn liên quan tới vùng lân cận gần nhất trong không-thời gian. Nhưng làm thế nào con kiến xác định được là nó có sống trên một mặt có độ cong nội tại hay không Cách đầu tiên được trình bày trong Hình 82. Con kiến có thể kiểm tra xem mối liên hệ giữa chu vi của một hình tròn và bán kính của nó có theo đúng công free pdf file available at thức trong hình học Euclide hay không. Con kiến cũng có thể dùng hiệu số giữa giá trị đo được và giá trị tính từ công thức để làm số đo của độ cong thực địa phương nếu nó lấy giới hạn khi vòng tròn rất nhỏ và chuẩn hoá các giá trị thật đúng. Nói cách khác