tailieunhanh - Ảnh hưởng của các phương pháp tính toán đến tải trọng giới hạn hai

Nghiên cứu "Ảnh hưởng của các phương pháp tính toán đến tải trọng giới hạn hai" trình bày các phương pháp khác nhau bao gồm phương pháp giải tích của Terzhaghi, phương pháp phần tử hữu hạn và phương pháp phân tích phần tử giới hạn để xác định và so sánh kết quả tính toán tải trọng giới hạn thứ hai. Mời các bạn cùng tham khảo! | 412 ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC PHƢƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ĐẾN TẢI TRỌNG GIỚI HẠN HAI Võ Thanh Toàn Nguyễn Thành Sơn Trường Đại học Xây dựng Miền Trung Tóm tắt Muốn công trình xây dựng sử dụng được bình thường cần phải đảm bảo cho công trình không làm việc ở trạng thái giới hạn. Theo quan niệm hiện nay một công trình cùng với nền của nó được gọi là ở trạng thái giới hạn khi công trình bị mất ổn định bị trượt lật đổ. hoặc khi kết cấu công trình bị hư hỏng ảnh hưởng tới việc sử dụng bình thường và an toàn của công trình. Do đó khi xét đến sự mất ổn định do nền đất gây ra tải trọng giới hạn thứ hai pghII được đưa vào nghiên cứu và được xác định là tải trọng phá hoại của nền đất vì chỉ cần tải trọng ngoài tải trọng công trình lớn hơn trị số đó là nền đất sẽ nhanh chóng bị phá hoại khả năng chịu tải của nó sẽ mất đi. Khi tính toán và thiết kế công trình cần phải đảm bảo nền và công trình ổn định về mặt biến dạng lún và cả ổn định về cường độ chịu tải. Trong nghiên cứu này trình bày các phương pháp khác nhau bao gồm phương pháp giải tích của Terzhaghi phương pháp phần tử hữu hạn và phương pháp phân tích phần tử giới hạn để xác định và so sánh kết quả tính toán tải trọng giới hạn thứ hai. Từ khóa Tải trọng giới hạn hai phương pháp giải tích phương pháp phần tử hữu hạn và phương pháp phần tử giới hạn. 1. Tổng quan Tải trọng giới hạn hai pghII chính là tải trọng giới hạn của nền đất vì nó tương ứng với tình trạng nền đất hoàn toàn mất khả năng chịu tải. Tải trọng giới hạn hai được dùng trong việc tính toán ổn định cường độ của nền đất vì khi tải trọng tác dụng lớn hơn tải trọng giới hạn hai thì đất sẽ trượt theo một mặt trượt nào đó dẫn tới hiện tượng đất trồi trường hợp móng đặt nông hoặc hiện tượng trượt ngầm với những độ lún lớn trường hợp móng sâu hoặc nền đất mềm xốp . Tình hình mất ổn định đó có thể xảy ra khi móng chịu tải trọng nằm ngang tác dụng thường xuyên khi mặt đất nền là mái dốc hoặc khi móng chịu tải trọng lệch tâm và có khả năng bị nghiêng lệch do bị lún đất trồi một .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN