tailieunhanh - Giáo trình Pháp luật đại cương (Tái bản lần thứ 5) : Phần 2 - Nguyễn Hợp Toàn

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn giáo trình "Pháp luật đại cương" trình bày các nội dung: Luật hành chính Việt Nam, luật dân sự Việt Nam, luật hình sự Việt Nam. | Chương 5 LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH 1. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật hành chính Xét về mặt thẩm quyền hoạt động các cơ quan trong bộ máy Nhà nước ta bao gồm cơ quan quyền lực nhà nước cơ quan quản lý hành chính nhà nước cơ quan kiểm sát và cơ quan xét xử. Trong đó các cơ quan quản lý hành chính nhà nước là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực được tổ chức thành một hệ thống chặt chẽ từ trung ương đến địa phương và cơ sở để trực tiếp quản lý điều hành các mặt hoạt động của đời sống xã hội từ kinh tế văn hoá đến an ninh quốc phòng từ hoạt động đối nội đến hoạt động đối ngoại. Như vậy trong mối quan hệ và sự phân định về thẩm quyền hoạt động của cơ quan quản lý hành chính nhà nước với các cơ quan nhà nước khác như cơ quan quyền lực cơ quan kiểm sát cơ quan xét xử thì khái niệm quản lý nhà nước được hiểu theo một nghĩa hẹp tức là chỉ giới hạn trong các hoạt động chấp hành và điều hành chủ yếu là của cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Việc xác định khái niệm quản lý nhà nước là cơ sở để xác định đối tượng điều chỉnh và nội dung của luật hành chính. Với tư cách là một ngành luật độc lập trong hệ thống luật của Nhà nước luật hành chỉnh là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quả trình thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước đổi với mọi lĩnh vực của đời sổng xã hội. Trên ý nghĩa đó cũng có thể nói luật hành chính là ngành luật của quản lý nhà nước. a. Đổi tượng điều chỉnh Các quan hệ xã hội mà luật hành chính điều chỉnh có thể chia thành bốn nhóm sau đây Thứ nhất các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước khi thực hiện việc quản lý nhà nước đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Thứ hai các quan hệ trong hoạt động tổ chức và công tác nội bộ cùa các cơ quan quản lý nhà nước. Đây là hai nhóm quan hệ xã hội thuộc đổi tượng điều chinh chủ yếu của luật hành chính. Thứ ba những quan hệ xã hội mang

TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
11    168    2    28-12-2024
309    143    0    28-12-2024
18    130    0    28-12-2024