tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Việc nghiên cứu luận án là nhằm làm rõ, đánh giá và bổ sung những luận cứ khoa học về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại ngân hàng thương mại; đánh giá thực tiễn của pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản; trên cơ sở đó, tìm ra những vướng mắc, bất cập và các nguyên nhân của sự bất cập trong các qui định của pháp luật về vấn đề trên; đồng thời nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng và hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. | 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nếu như tín nhiệm là một trong những trụ cột của tín dụng ngân hàng thì bảo đảm cho khoản vay là một trong những cấu phần quan trọng của tín nhiệm. Mức độ quan trọng này không chỉ dừng lại ở tính chất là một biện pháp phòng ngừa rủi ro mà còn cơ chế thúc đẩy tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại. Theo tổng kết của World Bank 2018 hơn 80 giá trị vốn của các doanh nghiệp tại các nền kinh tế đang phát triển là từ động sản. Tuy nhiên trên thực tế cũng theo báo cáo này việc thiếu vắng hoặc sự chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật và áp dụng PL là một trong những nguyên nhân căn bản khiến các NH ở các quốc gia này còn chưa sẵn sàng nhận ĐS để BĐ cho khoản vay. Thực tiễn hoạt động cấp tín dụng tại các NHTM ở VN cho thấy so với BĐS cấp tín dụng BĐ bằng ĐS mặc dù có sự tăng trưởng nhất định nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong hoạt động của các NHTM. Hoàn thiện PL về GDBĐ bằng ĐS là một trong những cơ sở để bảo vệ thúc đẩy dung hòa quyền và lợi ích của nhiều chủ thể trong nền kinh tế duy trì một trật tự kinh doanh lành mạnh và hiệu quả. Thứ nhất ở góc độ của NHTM đặc tính của ĐS và sự ảnh hưởng của những đặc tính đó trong GDBĐ chưa được ghi nhận một cách phù hợp trong quy định PL về GDBĐ bằng ĐS dẫn đến vướng mắc khó khăn trong quá trình áp dụng và ảnh hưởng đến hiệu lực thực thi GDBĐ bằng ĐS tại các NHTM. Một hệ thống quy định PL về GDBĐ bằng ĐS rõ ràng minh bạch sẽ là cơ sở để NH cấp tín dụng nhận BĐ bằng ĐS giảm chi phí GD hạn chế tranh chấp góp phần giảm nợ xấu của NHTM. Thứ hai ở góc độ bên vay sẽ là mâu thuẫn nếu doanh 2 nghiệp với nhiều tài sản là ĐS có giá trị lại khó tiếp cận vốn của NH. Đồng nghĩa là doanh nghiệp không thể tối đa hóa được giá trị kinh tế của tài sản mà họ sở hữu. Thứ ba ở góc độ của các chủ thể không tham gia GDBĐ nhưng có lợi ích liên quan đến ĐS cũng cần thiết xây dựng một hệ thống quy định PL về GDBĐ bằng ĐS minh bạch dự liệu được những trường hợp phát sinh xung đột lợi ích giữa nhiều chủ

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN