tailieunhanh - Thực trạng, vấn đề và định hướng chính sách về mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong điều kiện nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Phần 2

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Thực trạng, vấn đề và định hướng chính sách" đề cập đến những xu hướng, quan điểm, giải pháp và định hướng chính sách giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đến năm 2030. Mời các bạn cùng tham khảo. | 306 Chương III XU HƯỚNG QUAN ĐIỂM GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH giải quyết mối QUAN HỆ giữa NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG HOÀN THIỆN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA ĐẾN NĂM 2030 I. NHỮNG XU HƯỚNG CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG HOÀN THIỆN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA ĐẾN NĂM 2030 1. Cơ cấu lại nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công Giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường là vấn đề cơ bản của mọi chủ thuyết phát triển thường được đặt ra cấp bách trong tình huống kinh tế trì trệ hoặc khủng hoảng. Khi khủng hoảng kinh tế người ta thường tìm khuyết tật của thị trường còn khi kinh tế trì trệ lại đổ lỗi cho nhà nước. Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã thách thức vai trò của thị trường tự do buộc các nước tuyệt Chương III XU HƯỚNG QUAN ĐIỂM GIẢI PHÁP. 307 đối hóa thị trường cũng phải nhượng bớt tự do để nhà nước can thiệp sâu hơn vào thị trường. Trong bối cảnh đó sau Chiến tranh thế giới thứ hai mô hình kinh tế phi thị trường kiểu Xôviết và việc gia tăng sở hữu nhà nước ở các nước theo chủ thuyết thị trường xã hội có lúc bị ngộ nhận là giải pháp tối ưu để khắc phục khủng hoảng chu kỳ. Rồi tình trạng trì trệ của các mô hình kinh tế thị trường xã hội cộng với khủng hoảng dầu mỏ thập niên 1970 đã thúc đẩy sự ra đời chủ nghĩa tự do mới neo-capitalism vào đầu thập niên 80 của thế kỷ XX. Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ thị trường tự do thắng thế cộng hưởng với thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ đã tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế thế giới trong suốt thập niên 90 của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI. Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới và khủng hoảng nợ công hơn thập niên qua được xem là khủng hoảng cơ cấu của chủ nghĩa tự do mới buộc các chính thể phải điều chỉnh gia tăng vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Các nước theo chủ nghĩa tự

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN