tailieunhanh - Bài giảng Dược học cổ truyền: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Dược học cổ truyền tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung về: định nghĩa thuốc cổ truyền và thành phần cấu tạo nên phương thuốc, phân tích được phương thuốc; sự qui kinh và các trường hợp tương tác thuốc y học cổ truyền; các phương pháp chế biến thuốc cổ truyền; . Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng! | Chương 5 THUỐC CỔ TRUYỀN MỤC TIÊU Sau khi học xong sinh viên phải 1. Trình bày được định nghĩa thuốc cổ truyền và thành phần cấu tạo nên phương thuốc phân tích được phương thuốc. 2. Trình bày được tứ khí ngũ vị và mối quan hệ giữa tính và vị 3. Trình bày được khuynh hướng tác dụng của thuốc thăng giáng phù trầm . 4. Trình bày được sự qui kinh và các trường hợp tương tác thuốc y học cổ truyền. NỘI DUNG A. ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC CỔ TRUYỀN 1. ĐỊNH NGHĨA Thuốc cổ truyền là một vị thuốc sống hoặc chín hay một chế phẩm thuốc được phối ngũ lập phương và được bào chế theo phương pháp y học cổ truyền từ một hay nhiều vị thuốc có nguồn gốc từ thực vật động vật khoáng vật có tác dụng chữa bệnh hay có lợi cho sức khỏe con người. Ngoài định nghĩa trên cần thiết một số khái niệm có liên quan sau - Cổ phương Là thuốc được sử dụng đúng như sách vở cổ cũ đã ghi về số vị lượng từng vị cách chế cách dùng liều dùng chỉ định. - Cổ phương gia giảm Là thuốc có cấu trúc khác với cổ phương về số vị lượng từng vị cách chế cách dùng liều dùng theo biện chứng của thầy thuốc trong đó cổ phương vẫn là cơ bản. - Thuốc gia truyền Là những bài thuốc trị một chứng bệnh nhất định có hiệu quả và nổi tiếng một vùng một địa phương được sản xuất lưu truyền lâu đời trong gia đình. - Tân phương thuốc cổ truyền mới Là thuốc có cấu trúc khác hoàn toàn với cổ phương về số vị lượng từng vị cách chế cách dùng liều dùng chỉ định. 55 2. THÀNH PHẦN CẤU TẠO NÊN PHƯƠNG THUỐC Phương thuốc y học cổ truyền được hình thành trong chế độ phong kiến. Do đó cách gọi các thành phần trong phương thuốc cũng tuân theo qui ước về vị trí ngôi thứ của chế dộ phong kiến đó là Quân Thần Tá Sứ. . Quân vua Là vị thuốc có tác dụng chính trong phương có công năng chính giải quyết triệu chứng chính của bệnh có thể dùng một vị Quân cơ phương hay dùng hai vị ngẫu phương . . Thần Là vị thuốc có tác dụng hỗ trợ vị Quân để giải quyết triệu chứng chính đồng thời gải quyết một khía cạnh nào đó cảu bệnh có thể một hay nhiều vị thần hoặc có .
đang nạp các trang xem trước