tailieunhanh - Xây dựng bộ tiêu chí để đo lường kỹ năng đánh giá quá trình cho sinh viên ngành Sư phạm Sinh học

Bài viết Xây dựng bộ tiêu chí để đo lường kỹ năng đánh giá quá trình cho sinh viên ngành Sư phạm Sinh học trình bày cách thức và kết quả xây dựng bộ tiêu chí nhằm đo lường kĩ năng đánh giá quá trình cho SV ngành sư phạm Sinh học. Bộ tiêu chí được thiết lập dựa trên việc phân tích cấu trúc thành phần của kĩ năng đánh giá quá trình và được mô tả chi tiết về chỉ số hành vi theo 03 mức độ của thang đo: Sơ khởi; Có kĩ năng, Thành thạo. | Tạp chí Khoa học Đại học Huế Khoa học Xã hội và Nhân văn ISSN 2588-1213 Tập 129 Số 6D 2020 Tr. 37 47 DOI XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐỂ ĐO LƯỜNG KỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM SINH HỌC Nguyễn Thị Hải Yến Ngô Thị Hoàng Vân Trường Đại học Sư phạm Đại học Đà Nẵng 459 Tôn Đức Thắng Đà Nẵng Việt Nam Phan Đức Duy Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế 34 Lê Lợi Tp. Huế Việt Nam Tóm tắt. Phát triển kĩ năng đánh giá quá trình cho sinh viên SV sư phạm là cần thiết trong xu hướng đổi mới dạy học theo tiếp cận năng lực hiện nay. Bài báo này trình bày cách thức và kết quả xây dựng bộ tiêu chí nhằm đo lường kĩ năng đánh giá quá trình cho SV ngành sư phạm Sinh học. Bộ tiêu chí được thiết lập dựa trên việc phân tích cấu trúc thành phần của kĩ năng đánh giá quá trình và được mô tả chi tiết về chỉ số hành vi theo 03 mức độ của thang đo Sơ khởi Có kĩ năng Thành thạo. Bộ tiêu chí được xây dựng theo hướng tiếp cận này có thể giúp xác định được vị trí của SV trên đường phát triển tạo thuận lợi cho sự phát triển kĩ năng đánh giá quá trình của SV tại các trường sư phạm nói chung và SV ngành sư phạm Sinh học nói riêng. Từ khóa. đánh giá quá trình kĩ năng đánh giá quá trình SV sư phạm Sinh học tiêu chí đánh giá 1. Đặt vấn đề Đánh giá quá trình ĐGQT là loại hình đánh giá ĐG được thực hiện trong suốt quá trình dạy học với mục đích thu thập thông tin phản hồi để cải thiện chất lượng dạy và học 2 3 . Bản chất của ĐGQT là tạo ra hệ thống thông tin phản hồi thể hiện khoảng cách giữa trình độ hiện tại của người học với mục tiêu kì vọng từ đó giúp người dạy và người học điều chỉnh cải thiện quá trình dạy học để đạt được mục tiêu đề ra 13 . Rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định vai trò rất lớn của ĐG quá trình trong việc tạo ra động lực và cải thiện chất lượng dạy học trong thực tiễn 4 5 . Bên cạnh đó ĐGQT còn giúp người học tích cực tự điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân để đạt được mục tiêu kì vọng 12 . Học tập tự điều chỉnh đem lại một nền tảng

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN