tailieunhanh - Bài giảng Thực tập Vật lý 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
Bài giảng Thực tập Vật lý 2 được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được nguyên tắc cấu tạo du xích của thước kẹp, phương pháp xác định nhiệt dung riêng của vật rắn, biết được cách xác định khối lượng riêng của chất rắn, thực hiện khảo sát hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng và đo hệ số căng bề mặt, biết được phương pháp xác định tỉ trọng của chất lỏng; . Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng! | TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA DƯỢC BÀI GIẢNG MÔN HỌC THỰC TẬP VẬT LÝ 2 Giảng viên biên soạn Ths. LÂM VĂN NGOÁN Đơn vị Khoa Dược Bộ môn Khoa học cơ sở - cơ bản Hậu Giang Năm 2015 Trang 1 Bài 1 SỬ DỤNG THƯỚC KẸP - PANME A THỰC HÀNH THƯỚC KẸP I MỤC ĐÍCH Nắm được nguyên tắc cấu tạo du xích của thước kẹp. Biết cách sử dụng thước kẹp để đo kích thước của một số vật bằng những động tác chính xác. II CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1 Mô tả dụng cụ và cách sử dụng D L 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 E 17 18 19 20 d 0 1 2 3 4 5 6 7 d L2 A B d Hình 1 Thước kẹp có hai hàm A và B Hình 1 . Hàm A đứng yên gắn liền với thước thường L1. Hàm B chuyển động dọc theo chiều dài của thước L1 gắn liền với một thước nhỏ L2 gọi là du xích thước chạy . Thước L1 chia đến mm và đánh số từng cm 1 2 3cm . Khi hai hàm khít nhau vạch 0 của L1 trùng với vạch 0 của du xích L2. Khi hai hàm A và B cách nhau một khoảng d thì khoảng ấy bằng chiều dài từ điểm 0 của thước thường đến điểm 0 của du xích Hình . Muốn đo kích thước của một vật ta đặt vật đó giữa hàm A và B và khẽ đẩy hàm B sát vào vật. Lúc ấy ốc D được mở lỏng. Để đảm bảo hai hàm A và B kẹp chặt vật mà không làm biến dạng vật ta cho hàm B tiến khít đến vật một cách nhẹ nhàng và vặn ốc C từ từ. Khi nào việc xoay ốc C không nhẹ nhàng như trước nữa tức là vật đã bị kẹp chặt giữa hai hàm A và B. Khi muốn lấy vật ra khỏi hàm A và B ta lại xoay ốc ngược chiều với trước để kéo hai hàm ra xa vật. Trang 2 Để đọc kết quả đo bằng thước kẹp ta phải nắm được nguyên tắc cấu tạo du xích của thước kẹp. 2 Nguyên tắc cấu tạo của du xích a Trên thước L1 lấy một đoạn a mm chia làm b khoảng. Mỗi khoảng dài mm. b a 1 Trên du xích L2 lấy một đoạn dài a-1 chia làm b khoảng. Mỗi khoảng dài mm. b Vậy mỗi khoảng của du xích ngắn hơn mỗi khoảng của thước thường là a a 1 1 mm - mm mm. b b b 1 mm là đại lượng đặc trưng cho du xích. b Dựa vào giá trị của ta phân loại các du xích - Du xích 0 02 mm tức có 0 02 mm. - Du xích 0 05 mm tức có 0 05 mm. - Du xích 0 1mm tức có 0
đang nạp các trang xem trước