tailieunhanh - Sự can thiệp của các nước lớn tới kết quả của Hội nghị Geneva 1954

Bài viết Sự can thiệp của các nước lớn tới kết quả của Hội nghị Geneva 1954 phân tích, chỉ ra những toan tính chiến lược của các nước lớn và cách thức cụ thể mà họ dùng để can thiệp tới kết quả của Hội nghị Geneva. | TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 20 Số 2 2023 337-351 Vol. 20 No. 2 2023 337-351 ISSN Website https https 2023 2734-9918 Bài báo nghiên cứu 1 SỰ CAN THIỆP CỦA CÁC NƯỚC LỚN TỚI KẾT QUẢ CỦA HỘI NGHỊ GENEVA 1954 Vũ Hùng Phi Trường Đại học Sài Gòn Việt Nam Tác giả liên hệ Vũ Hùng Phi Email vtpplan@ Ngày nhận bài 20-7-2022 ngày nhận bài sửa 22-02-2023 ngày duyệt đăng 26-02-2023 TÓM TẮT Hiệp định Geneva ngày 20 7 1954 là một thắng lợi ngoại giao to lớn của nhân dân ba nước Đông Dương sau gần chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 - 1954 song nó chưa trọn vẹn. Bản Hiệp định đã không phản ánh đúng thế và lực của các bên trên chiến trường. Bài viết này phân tích chỉ ra những toan tính chiến lược của các nước lớn và cách thức cụ thể mà họ dùng để can thiệp tới kết quả của Hội nghị Geneva. Trong đó nổi bật lên vai trò của Trung Quốc và Mĩ. Phía Mĩ muốn sử dụng biện pháp quân sự không chịu kí kết Hiệp định. Còn Trung Quốc thì sốt sắng giàn xếp gây sức ép với đồng minh thậm chí đi đêm với các cường quốc khác để có được sự thỏa hiệp. Kết quả của sự can thiệp này là một nước Việt Nam bị chia cắt tại Vĩ tuyến 17 và một cuộc chiến kéo dài 20 năm sau đó trên bán đảo Đông Dương. Từ khóa Hội nghị Geneva cường quốc lịch sử đối ngoại Việt Nam can thiệp Đông Dương quan hệ quốc tế 1. Đặt vấn đề Kể từ giữa thập niên 50 của thế kỉ XX nhu cầu hòa hoãn giữa các nước lớn bắt đầu xuất hiện nhằm làm dịu bớt căng thẳng tránh những hành động leo thang có thể dẫn tới chiến tranh thế giới. Tháng 6 1953 các bên tham chiến ở Triều Tiên đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại Bàn Môn Điếm lấy Vĩ tuyến 38 làm ranh giới quân sự tạm thời. Sự kiện này cho thấy các cuộc xung đột quốc tế dù ở mức độ nào cũng đều có thể giải quyết bằng con đường ngoại giao. Tháng 01 1954 bốn nước Anh Pháp Mĩ và Liên Xô nhất trí với nhau sẽ mở hội nghị quốc tế ở .