tailieunhanh - Những vấn đề lí luận về ngữ pháp tiếng Việt: Phần 2

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Ngữ pháp tiếng Việt - Những vấn đề lí luận" trình bày các nội dung: Ngữ pháp chức năng và tính võ đoán trong cách định danh của tiếng Việt; những cơ sở ngữ nghĩa cho việc miêu tả cấu trúc câu tiếng Việt, vị ngữ trong tiếng Việt, . | NGỮ PHÁP CHỨC NÃNG VÀ TÍNH VỠ ĐOÁN TRONG CÁCH ĐỊNH DANH CỦA TIẾNG VIỆT CAO XUÂ N HẠO 0. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của ngữ pháp chức năng là tìm cách phát hiện những mối quan hệ hữu cơ giữa phương tiện và mục đích giữa hình thức ngữ pháp và nội dung ngữ nghĩa của những ngữ đoạn những từ những hình vị và những quy tắc chi phối cách kết hợp những yếu tố này lại thành những phát ngôn những diễn ngôn và những văn bản chứ không dừng lại ở chỗ đối chiếu hình thức ngữ pháp với nội dung ngữ nghĩa với tính cách hai mạt độc lập được liên hệ với nhau một cách hoàn toàn võ đoán không có nguyên do gì có thể dùng để cắt nghĩa tại sao hình thức này lại được dùng dể biểu đạt nội dung kia. Giả thuyết của chúng tôi là tính võ đoán của kí hiệu ngôn ngữ nằm ớ một bình diện sâu hơn nhiều so với cách hình dung của phần lớn các nhà ngôn ngữ học rút ra từ những lời dạy cùa F. de Saussure nó bắt đầu ngay từ cách tri giác và cấu trúc hóa thế giới theo thế lưỡng phán thành những vật phân lập discrete objects và những tính chất không phân lập non-dizcrete qualities trong đó có cả những quan hệ tự nhiên hay được tư duy được xác lập giữa các vật phân lập. Và ngay cả trong cách tri giác lưỡng 328 phân này cũng đã có một quyết định hoàn toàn võ đoán. Mặc dấu con người tuyệt nhiên không ý thức được chút nào vể tính võ đoán này. Bài này nhắm mục đích chứng minh tính võ đoán của thế lưỡng phân Vật Vật Phi vật hay Vật Tính Réité hay Thingness Non-thingness của cách tri giác thế giới vốn có trước thế lưỡng phân đếm được Count và mặt khác chứng minh tính không võ đoán có nguyên do của mối quan hệ chức năng giữa danh từ đếm được và danh từ không đếm được với những đặc trưng ngữ pháp và ngữ nghĩa của nó1. Trước hết ta hãy bắt đầu từ một định kiến được hầu như mọi người coi như một chân lí quá hiển nhiên cái nội dung vật chất veshchestvennyj kharakter của những vật khả dĩ được ngôn ngữ biểu thị bằng những danh từ. 1. Về những dan h từ được coi là rỗng nghĩa hay rỗng ruột Nãm lên mười tôi có đọc một

TỪ KHÓA LIÊN QUAN