tailieunhanh - Nghiên cứu và tính toán động lực học va chạm ôtô - các biện pháp giảm tổn thất khi va chạm

Bài viết Nghiên cứu và tính toán động lực học va chạm ôtô - các biện pháp giảm tổn thất khi va chạm giới thiệu khái quát kết quả nghiên cứu và tính toán động lực học va chạm của ôtô khi va chạm với nhau hoặc va chạm giữa các ôtô với vật cản. Dựa trên kết quả tính toán đó, sẽ đưa ra một số phương án về mặt kết cấu ở bên trong thân xe hoặc khung xe. | Nghiên cứu và tính toán động lực học va chạm ô tô các biện pháp giảm tổn thất khi va chạm NGHIÊN CỨU VÀ TÍNH TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC VA CHẠM ÔTÔ - CÁC BIỆN PHÁP GIẢM TỔN THẤT KHI VA CHẠM Đặng Quý TÓM TẮT Bài viết này giới thiệu khái quát kết quả nghiên cứu và tính toán động lực học va chạm của ôtô khi va chạm với nhau hoặc va chạm giữa các ôtô với vật cản. Dựa trên kết quả tính toán đó sẽ đưa ra một số phương án về mặt kết cấu ở bên trong thân xe hoặc khung xe. Mục đích là để giảm tối đa tổn thất về người và vật chất trong trường hợp xe va chạm với xe khác hoặc vật cản. Cơ sở để thực hiện quá trình tính toán là dựa vào Cơ học va chạm giữa các vật rắn . ABSTRACT This article introduces the results from studies and calculating of collision dynamics of motor vehicles. On these results from studies and calculating author has presented some methods in vehicle structures so that reduce losses in vehicle collisions. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hầu hết ở các tai nạn thường gặp là do va chạm giữa các phương tiện vận tải với nhau hoặc giữa phương tiện vận tải với vật cản khi lưu hành. Trong các phương tiện vận tải thì ôtô chiếm tỉ lệ cao nhất. Tình huống va chạm giữa ôtô với vật cản hoặc va chạm giữa hai xe ôtô với nhau có thể xảy ra từ mọi phía. Nhưng nguy hiểm nhất vẫn là va chạm trực diện. Bởi vậy chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu cho trường hợp va chạm trực diện từ phía trước của ôtô. II. NỘI DUNG 1. Nghiên cứu và tính toán va chạm trực diện của ôtô với vật cản Để khảo sát các đặc tính biến dạng của xe chúng ta đưa ra mô hình động lực học đơn giản như ở hình 1. Giả thiết rằng khi xe va chạm trực diện với vật cản cứng tuyệt đối và cố định thì xe sẽ dừng lại mà không có hiện tượng dội ngược lại sau khi va chạm. Tức là chúng ta đã coi biến dạng của đầu xe khi va chạm là biến dạng dẻo hoàn toàn. x m x T x Hình 1. Mô hình của xe khi va chạm với vật cản 48 Tạp chí Khoa học Giáo dục Kỹ thuật số 7 1 2008 Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Nếu gọi v0 là vận tốc khi bắt đầu va chạm và v .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN