tailieunhanh - Tính toán động lực học công trình biển cố định hệ thanh không gian chịu tác động của tải trọng sóng và gió với mô hình lý thuyết sóng stoke bậc 2

Bài báo trình bày thuật toán phần tử hữu hạn và một số kết quả tính toán số đáp ứng động lực học của kết cấu công trình biển hệ thanh, quan tâm chính vào các công trình DKI, với mô hình tính 3D, kết cấu và nền không tương tác (thay thế nền bằng ngàm cứng) chịu tác động của tải trọng sóng và gió. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 2; 2015: 200-208 DOI: TÍNH TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH BIỂN CỐ ĐỊNH HỆ THANH KHÔNG GIAN CHỊU TÁC ĐỘNG CỦA TẢI TRỌNG SÓNG VÀ GIÓ VỚI MÔ HÌNH LÝ THUYẾT SÓNG STOKE BẬC 2 Nguyễn Thái Chung*, Lê Hoàng Anh * Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn E-mail: thaichung1271@ Ngày nhận bài: 19-12-2014 TÓM TẮT: Bài báo trình bày thuật toán phần tử hữu hạn và một số kết quả tính toán số đáp ứng động lực học của kết cấu công trình biển hệ thanh, quan tâm chính vào các công trình DKI, với mô hình tính 3D, kết cấu và nền không tương tác (thay thế nền bằng ngàm cứng) chịu tác động của tải trọng sóng và gió. Trong đó, tải trọng gió tính toán theo giản đồ vận tốc gió theo thời gian, tải trọng sóng được tính toán theo lý thuyết sóng Stoke bậc 2. Kết quả bài báo là cơ sở khoa học cho việc tính toán thết kế và lựa chọn các thông số hợp lý, góp phần vào việc nghiên cứu tối ưu các công trình biển cố định như các công trình DKI, phục vụ quốc phòng, an ninh và góp phần nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền biển đảo. Từ khóa: DKI, sóng, gió, Morison, Stoke bậc 2. ĐẶT VẤN ĐỀ a) Kết cấu không có khối gia tải (Type_2) b) Kết cấu có khối gia tải liên kết cứng với cọc phụ (Type_3) Hình 1. Mô hình tính của kết cấu công trình biển hệ thanh DKI có 8 cọc phụ Các công trình biển ngoài khơi đóng một vai trò hết sức quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng 200 - an ninh và phát triển kinh tế biển. Trong các loại công trình đó, cần phải kể đến công trình Tính toán động lực học công trình biển DKI - cột mốc chủ quyền biển, đảo của Viêt Nam. Với công trình biển hệ thanh, các công bố của các tác giả gần đây chủ yếu sử dụng mô hình bài toán phẳng, tải tính toán tải trọng sóng theo lý thuyết sóng Airy và tải trọng gió tính toán theo vận tốc gió trung bình, cho nên chưa phản ánh sát thực sự làm việc của hệ [1-3]. Thực tế cho thấy, độ sâu mực nước biển ở vùng xây dựng các công trình biển cố định như

TỪ KHÓA LIÊN QUAN