tailieunhanh - Vận dụng phương pháp STEAM theo mô hình 5 E trong giáo dục hòa nhập trẻ mầm non có nhu cầu giáo dục đặc biệt

Bài viết Vận dụng phương pháp STEAM theo mô hình 5 E trong giáo dục hòa nhập trẻ mầm non có nhu cầu giáo dục đặc biệt tập trung tìm hiểu khái niệm giáo dục STEAM, phương pháp STEAM trong giáo dục hòa nhập, mô hình 5 E. Thông qua việc nghiên cứu lí luận, bài viết đã khái quát quy trình vận dụng STEAM theo mô hình 5 E trong giáo dục trẻ mầm non có nhu cầu giáo dục đặc biệt ở trường mầm non hòa nhập. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Educational Sciences 2022 Volume 67 Issue 5A pp. 132-143 This paper is available online at http VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP STEAM THEO MÔ HÌNH 5 E TRONG GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ MẦM NON CÓ NHU CẦU GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT Nguyễn Thị Kim Anh1 và Đỗ Thị Thảo2 Khoa Xã hội và Nhân văn Trường Đại học Văn Lang 1 2 Khoa Giáo dục Đặc biệt Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết tập trung tìm hiểu khái niệm giáo dục STEAM phương pháp STEAM trong giáo dục hòa nhập mô hình 5 E. Thông qua việc nghiên cứu lí luận bài viết đã khái quát quy trình vận dụng STEAM theo mô hình 5 E trong giáo dục trẻ mầm non có nhu cầu giáo dục đặc biệt ở trường mầm non hòa nhập. Kết quả nghiên cứu này gợi mở cho các nghiên cứu ứng dụng mô hình tích hợp phương pháp STEAM với mô hình 5 E trong các hoạt động học hoạt động chơi nhằm nâng cao chất lượng can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ mầm non có nhu cầu giáo dục đặc biệt ở Việt Nam. Từ khóa STEAM phương pháp STEAM giáo dục hòa nhập trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt. 1. Mở đầu STEAM là một trong những phương pháp giáo dục hiện đại nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và được phát triển mạnh mẽ ở Hoa Kỳ vào những năm cuối thế kỉ XX. Phương pháp STEAM chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo không chỉ cung cấp bổ trợ kiến thức cho trẻ mà còn cung cấp những kinh nghiệm kĩ năng mềm tạo sự hứng thú thoải mái tăng tính tự giác tích cực trong học tập cho trẻ. Phương pháp STEAM nuôi dưỡng tư duy tích hợp dựa trên nền tảng khoa học kĩ thuật năng lực giải quyết vấn đề khoa học scientific problemsolving tăng cường hứng thú và hiểu biết của trẻ về khoa học kĩ thuật. Nhờ đó 4 kĩ năng của công dân toàn cầu của thế kỉ XXI như tư duy phản biện Critical thinking giao tiếp Communication hợp tác Collaboration sáng tạo Creative của trẻ được phát triển. Ở Việt Nam phương pháp STEAM đã được một số tác giả nghiên cứu trong thời gian gần đây như tác giả Nguyễn .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG