tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tăng cường dầm bê tông cốt thép bằng bê tông cốt lưới dệt

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu tăng cường dầm bê tông cốt thép bằng dầm bê tông cốt thép" nhằm xây dựng được mô hình tính toán xác định toàn bộ quá trình làm việc của kết cấu dầm BTCT được tăng cường khả năng chịu lực bằng TRC, có xét đến trạng thái đang chịu lực của dầm khi được tăng cường; Xác định được một số tính chất cơ học quan trọng của bê tông cốt lưới dệt với bê tông được sản xuất ở Việt Nam. Kiểm chứng được bằng thực nghiệm các mô hình tính toán đã đề xuất về việc tăng cường sức kháng uốn và sức kháng cắt cho dầm BTCT bằng TRC . | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI NGUYỄN HUY CƯỜNG NGHIÊN CỨU TĂNG CƯỜNG DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP BẰNG BÊ TÔNG CỐT LƯỚI DỆT Ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình đặc biệt Mã số 9580206 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI - 2021 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Giao thông vận tải Người hướng dẫn khoa học 1. Ngô Đăng Quang 2. Phạm Duy Hữu Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện Trường Đại học Giao thông vận tải MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cũng như ở nhiều nước trên thế giới bê tông cốt thép BTCT là vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến nhất ở nước ta hiện nay. Theo thời gian khả năng khai thác của các kết cấu bằng BTCT bị suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này dẫn đến nhu cầu tăng cường khả năng khai thác cho các kết cấu BTCT sẽ ngày càng lớn. Trong khoảng 10 năm gần đây FRP đã được sử dụng rất rộng rãi ở Việt Nam bởi nhiều ưu điểm trọng lượng nhẹ cường độ cao không gỉ không dẫn điện không nhiễm từ có tính linh hoạt cao trong sử dụng. Tuy nhiên FRP cũng có một số nhược điểm như mất khả năng chịu lực dưới tác động nhiệt độ cao cũng như dễ bị suy thoái dưới các tia năng lượng cao như tia tử ngoại tia gamma . trong ánh sáng mặt trời. Các nhược điểm này hầu hết đều liên quan đến lớp chất nền bằng epoxy được sử dụng để liên kết và phân phối lực giữa các sợi cũng như giữa vật liệu tăng cường và kết cấu. Việc thay thế chất nền epoxy này bằng bê tông hạt mịn là một giải pháp hiệu quả để cải thiện các nhược điểm này của vật liệu composite. Dạng vật liệu mới này được đặt tên là bê tông cốt lưới dệt Textile Reinforced Concrete TRC . TRC là một loại vật liệu được cấu thành từ hai thành phần chính là lưới sợi dệt và bê tông hạt mịn BTHM . Lưới sợi dệt được làm từ những sợi nhỏ thường có nguồn gốc từ vật liệu phi kim loại được bó lại thành các bó nhỏ dệt thành tấm .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN