tailieunhanh - Chuyên đề ôn thi vào 10 môn Địa lí: Các vùng kinh tế

"Chuyên đề ôn thi vào 10 môn Địa lí: Các vùng kinh tế" được biên soạn nhằm giúp các em nắm vững được kiến thức cơ bản 7 vùng kinh tế và các dạng câu hỏi ở 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên, giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh rút ngắn chênh lệch học tập giữa các đối tượng học sinh trong một lớp học. Mời các bạn cùng tham khảo. | 1 . PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH XUYÊN TRƯỜNG THCS BÁ HIẾN CHUYÊN ĐỀ ÔN THI VÀO 10 THPT CÁC VÙNG KINH TẾ MÔN ĐỊA LÍ 9 Tác giả Lê Thị Hân Chức vụ Giáo viên Đơn vị công tác Trường THCS Bá Hiến 2 Bá Hiến tháng 11 2021 A. Tác giả chuyên đề Lê Thị Hân Chức vụ Giáo viên 3 Đơn vị công tác Trường THCS Bá Hiến B. Chuyên đề ÔN THI VÀO 10 THPT CÁC VÙNG KINH TẾ MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực hiện KH số 60 KH PGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2021 của Phòng GDĐT về việc tổ chức viết chuyên đề ôn thi vào 10 THPT môn Địa lí lớp 9 cấp THCS. Nhằm thực hiện tốt đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở các nhà trường Trường THCS Bá Hiến thực hiện chuyên đề nâng cao chất lượng thi vào 10 THPT nội dung 7 vùng kinh tế môn Địa lí lớp 9. Đa số học sinh cho rằng Địa lí là bộ môn phụ nên không mặn mà học tập chất lượng môn học thi vào lớp 10 còn rất thấp các em không thật sự yêu thích đối với môn học. Mặt khác đây là môn học đòi hỏi sự chuyên cần ở các em nhưng đa số học sinh lại thụ động lơ là biếng học nên việc các em tự tìm tòi lĩnh hội tri thức là khó khăn kết quả thi còn thấp. Để giúp các em nắm vững được kiến thức cơ bản 7 vùng kinh tế và các dạng câu hỏi ở 4 mức độ nhận biết thông hiểu vận dụng thấp và vận dụng cao. Tôi xây dựng chuyên đề trọng tâm vào 7 vùng kinh tế của môn Địa lí lớp 9 chuyên đề nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh rút ngắn chênh lệch học tập giữa các đối tượng học sinh trong một lớp học. Tạo điều kiện tốt nhất cho mọi học sinh tham gia vào quá trình học tập và cùng nhau tiến bộ. Giờ dạy có thành công hay không là ở học sinh đã tiếp thu được những gì qua bài học một số học sinh chỉ dừng lại ở mức độ ghi nhớ máy móc chưa phát huy năng lực chủ động sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh tri thức nên học sinh thụ động lúng túng giải quyết các câu hỏi liên quan đến nội dung học tập vì vậy tôi xây dựng chuyên đề hệ thống hóa kiến thức cơ bản và các dạng câu hỏi ôn luyện thi vào THPT. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN