tailieunhanh - Kiểm soát quyền lực nhà nước theo hiến pháp 2013

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Khoản 3, Điều 2). Trên tinh thần đó, bài viết tập trung vào làm rõ vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta theo tinh thần Hiến pháp 2013. | KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THEO HIẾN PHÁP 2013 Trương Hồ Hải35 - ThS. Đặng Viết Đạt36 Trải qua năm bản Hiến pháp Hiến pháp 1946 1959 1980 1992 sửa đổi bổ sung 2001 và 2013 tư duy về tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước ở nước ta ngày một hoàn thiện trong đó cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước dần được khẳng định rõ. Hiến pháp năm 2013 quy định Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp hành pháp tư pháp Khoản 3 Điều 2 . Trên tinh thần đó bài viết tập trung vào làm rõ vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta theo tinh thần Hiến pháp 2013. 1. Phát triển tư duy chính trị - pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua các bản hiến pháp Quyền lực nhà nước vốn là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động quản lý nhà nước đối với xã hội nhằm tổ chức điều hành mọi hoạt động xã hội trên cơ sở pháp luật. Trong đó bao hàm cả việc cơ quan nhân viên nhà nước thực hiện mọi quyền hạn trách nhiệm mà pháp luật trao cho họ. Như vậy việc nhà nước ban hành pháp luật sau đó tổ chức và thực hiện pháp luật và xem xét việc chấp hành pháp luật của các chủ thể pháp luật và tuân thủ pháp luật xử lý những vi phạm pháp luật để bảo đảm trật tự kỷ cương là một quy trình tất yếu khách quan trong hoạt động quản lý nhà nước. Do đó kiểm soát là hoạt động quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động giữa cơ quan lập pháp cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Trong tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước kiểm soát là hoạt động để thực hiện chế độ phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp hành pháp và tư pháp nhằm ngăn chặn tình trạng lạm quyền và vượt quyền. So với các bản Hiến pháp đã qua tư duy chính trị - pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta đã có sự phát triển qua các bản Hiến pháp và được thể hiện rõ ràng và đầy đủ nhất trong Hiến pháp năm 2013. Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của nước

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.