tailieunhanh - Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của nợ công, tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia trên thế giới

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế "Nghiên cứu tác động của nợ công, tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia trên thế giới" có mục tiêu là kiểm định có hay không mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và TTKT để từ đó xác định ngưỡng nợ công hợp lý (nếu có) của các nhóm quốc gia: Thu nhập cao, thu nhập trung bình cao và thu nhập trung bình thấp. Phân tích tác động của tham nhũng đến TTKT của các nhóm quốc gia. Đề xuất hàm ý chính sách từ các kết quả nghiên cứu nhận được cho các nhóm quốc gia nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết luận án tại đây. | BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING HOÀNG THỊ HẠNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG THAM NHŨNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI Ngành Tài chính Ngân hàng Mã số ngành 9340201 TÓM TẮT LUẬN ÁN KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Tài chính Marketing Người hướng dẫn khoa học 1 TS. Đặng Thị Ngọc Lan Người hướng dẫn khoa học 2 PGS. TS. Diệp Gia Luật Phản biện độc lập 1 . Phản biện độc lập 2 . Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Vào hồi . giờ . Ngày . Tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện - Thư viện - Thư viện CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU . ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong những thập niên qua nhiều công trình nghiên cứu về tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế TTKT đã được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu trên thế giới. Kết quả nghiên cứu tập trung theo hai hướng là nợ công tác động thúc đẩy TTKT và ngược lại nợ công tác động cản trở đối với TTKT của một quốc gia. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy rằng nợ công chỉ có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là khá hạn chế như của các tác giả Abbas và cộng sự 2007 Dreger 2013 mà đa số các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng mối quan hệ giữa nợ công và TTKT là phi tuyến. Ngoài ra những kết quả nghiên cứu đã chỉ ra ở trên cho thấy rằng ngưỡng nợ công không phải là duy nhất và không thay đổi theo thời gian nghiên cứu. Hơn thế nữa việc xem xét tác động của nợ công dưới điều kiện tham nhũng là thực sự cần thiết để thấy được thực sự bản chất của nợ công không phải là vấn đề nghiêm trọng nếu nợ công được sử dụng hiệu quả đặc biệt là đối với các nước thu nhập trung bình và thu nhập thấp nhưng nếu nợ công bị ảnh hưởng bởi yếu tố tham nhũng thì vấn đề trở nên quan trọng và cần quan tâm một cách thỏa đáng hơn. Từ những phân tích ở trên tác giả nhận thấy rằng chủ đề về nợ công tham nhũng luôn có tính thời sự và cần được nghiên cứu kết hợp. Chính vì vậy tác giả

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN