tailieunhanh - Giáo trình PLC cơ bản

Giáo trình Giáo trình PLC cơ bản gồm có những nội dung chính sau: Bài 1: Đại cương về điều khiển lập trình; Bài 2: Cấu trúc và phương thức hoạt động của PLC; Bài 3: Kết nối giữa PLC và thiết bị ngoại vi; Bài 4: Các phép toán nhị phân của PLC; Bài 5: Phép toán số của PLC; Bài 6: Xử lý tín hiệu analog; Bài 7: Các bài tập ứng dụng trong điều khiển động cơ. Mời các bạn cùng tham khảo. | LỜI NÓI ĐẦU Trong công nghiệp yêu cầu tự động hoá ngày càng tăng đòi hỏi kỹ thuật điều khiển phải đáp ứng được những yêu cầu đó. Để giải quyết được nhiệm vụ điều khiển có thể thực hiện bằng phương pháp điều khiển Rơle khởi động từ . hoặc thực hiện bằng chương trình nhớ. Hệ điều khiển bằng Rơle và hệ điều khiển bằng lập trình có nhớ khác nhau ở phần xử lý thay vì dùng Rơle tiếp điểm và dây nối trong phương pháp lập trình có nhớ chúng được thay bằng các mạch điện tử. Như vậy thiết bị PLC làm nhiệm vụ thay thế phần mạch điện điều khiển trong khâu xử lý số liệu. Khi thay đổi nhiệm vụ điều khiển người ta cần thay đổi mạch điều khiển bằng cách lắp lại mạch thay đổi phần tử mới đối với hệ thống điều khiển bằng Rơle điện. Trong khi đó khi thay đổi nhiệm vụ điều khiển ta chỉ cần thay đổi chương trình soạn thảo đối với hệ điều khiển bằng lập trình có nhớ đây là một ưu việt của hệ thống điều khiển sử dụng PLC. Giáo trình PLC cơ bản được viết cho học sinh học nghề hệ Cao Đẳng nghề ngành Điện tử công nghiệp đây là tài liệu quan trọng giúp học sinh trong quá trình học nghề. Giáo trình được viết tích hợp từng bài theo chương trình khung hệ Cao đẳng nghề Điện tử công nghiệp của BLĐTB amp XH. Trong quá trình biên soạn tài liệu được lựa chọn từ nhiều nguồn khác nhau nhiều bạn đọc do đó không thể tránh khỏi thiếu sót. Chỳng tụi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp từ người học chuyên gia các thầy cô giáo để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn đáp ứng nhu cầu người học và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn 4 Bài 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH 1. Tổng quan về điều khiển. . Điều khiển hệ thống điều khiển. Trên thực tế ở mọi ngành sản xuất công nghiệp mục tiêu tăng năng suất lao động số lượng và chất lượng sản phẩm được giải quyết bằng con đường gia tăng mức độ tự động hoá các quá trình và thiết bị sản suất. Việc tự động hoá có thể nhằm mục đích tăng sản lượng hoặc hoặc cải thiện chất lượng và độ chính xác của sản xuất. Những hệ thống có khả năng khởi động kiểm soát và dừng một .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.