tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh phòng, chống, tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian ở nhà
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non "Một số biện pháp phối hợp với phụ huynh phòng, chống, tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi trong thời gian ở nhà" tìm ra một số biện pháp phối hợp với phụ huynh đảm bảo an toàn và phòng, chống, tai nạn thương tích cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh, chủ động phòng ngừa, giảm thiểu và loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích trong thời gian trẻ ở nhà. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây. | I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Tai nạn thương tích ở trẻ em đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Tỉ lệ tử vong và thương tật ở trẻ em rất cao do những tai nạn thường ngày có thể xảy ra đã trở thành một vấn đề lớn của cộng đồng đe dọa sự phát triển và sự sống còn của trẻ em. Hậu quả do tai nạn thương tích để lại vô cùng nặng nề cả về mặt vật chất lẫn tinh thần nhẹ thì để lại cho trẻ nỗi sợ hãi vết sẹo trên thân thể nặng thì gây ra những thương tật vĩnh viễn và sự đau đớn dày vò trong nhiều năm. Đặc biệt đối với với các tai nạn không gây tử vong gia đình có thể phải gánh chịu về mặt kinh tế do chi phí chăm sóc sức khỏe đặc biệt là những trường hợp phải nằm viện điều trị trong suốt thời gian dài. Việc đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở độ tuổi Mầm non là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và đã được các cấp các ngành quan tâm. Ngày 15 tháng 4 năm 2010 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 13 2010 TT BGD amp ĐT quy định về việc Xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non . Ngày 31 tháng 12 năm 2021 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 45 2021 TT BGD amp ĐT quy định về việc Xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non . Dựa trên cơ sở luật trẻ em năm 2016 ngày 5 2 2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 243 QĐ TTG phê duyệt Chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016 2020. Nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ cũng thường xuyên được Phòng giáo dục và nhà trường đưa vào các chuyên đề để tập huấn cho giáo viên ở các cấp học đặc biệt là cấp học mầm non Do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non rất hiếu động thích chạy nhảy thích tìm tòi khám phám thế giới xung quanh. Tuy nhiên kỹ năng và kinh nghiệm trong việc phòng chống tai nạn thương tích còn rất hạn chế chưa biết tự bảo vệ mình cho nên nguy cơ có thể gây thương tích cho trẻ là rất lớn đã dẫn đến những sự việc đáng tiếc xảy ra. Mặt khác do thiếu kiến thức
đang nạp các trang xem trước