tailieunhanh - Nuôi cấy dòng tế bào mô sẹo cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T.Tsai et K.M.Feng) để tạo phôi vô tính

Bài viết Nuôi cấy dòng tế bào mô sẹo cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus et ) để tạo phôi vô tính nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc tính sinh lý, sự thay đổi kích thước của tế bào mô sẹo trong quá trình tăng trưởng và phát sinh phôi, từ đó xác định độ tuổi và kích thước các tế bào có thể sinh phôi. | Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh Tập 25 Số 6 2021 NUÔI CẤY DÒNG TẾ BÀO MÔ SẸO CÂY TAM THẤT HOANG PANAX STIPULEANATUS ET ĐỂ TẠO PHÔI VÔ TÍNH Nguyễn Thị Ngọc Hương1 Trần Hùng1 Trương Thị Đẹp1 TÓM TẮT Đặt vấn đề Tam thất hoang Panax stipuleanatus et loài cây thuốc quý hiếm với công dụng bồi bổ sức khỏe chống ung thư đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Vì vậy việc nuôi cấy dòng tế bào mô sẹo Tam thất hoang có khả năng sinh phôi hướng tới việc nhân giống bằng phôi vô tính trên quy mô lớn giúp bảo tồn loài cây thuốc này trong tương lai. Mục tiêu là nghiên cứu đặc điểm hình thái đặc tính sinh lý sự thay đổi kích thước của tế bào mô sẹo trong quá trình tăng trưởng và phát sinh phôi từ đó xác định độ tuổi và kích thước các tế bào có thể sinh phôi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Mô sẹo 26 tuần tuổi nuôi cấy trên môi trường 2 4-D 0 5 mg L liên tục 26 tuần để phân tích các chỉ tiêu hình thái kích thước và sinh lý của tế bào. Mô sẹo ở thời điểm 0 4 và 6 tuần sau cấy chuyền được chuyển sang môi trường NAA 0 5 mg L để khảo sát khả năng tạo phôi. Kết quả Mô sẹo 4 tuần sau cấy chuyền có kích thước 17-20 µm mang đặc tính tế bào sinh phôi tạo phôi sau 24 tuần trên môi trường NAA 0 5 mg L. Kết luận Mô sẹo đủ 26 tuần tuổi 4 tuần sau cấy chuyền với các tế bào có kích thước 17-20 µm có khả năng tạo phôi. Từ khóa phôi vô tính mô sẹo ABSTRACT CULTURE OF CALLUS CELL LINE FOR SOMATIC EMBRYOGENESIS IN PANAX STIPULEANATUS ET Nguyen Thi Ngoc Huong Tran Hung Truong Thi Dep Ho Chi Minh City Journal of Medicine Vol. 25 - No. 6 - 2021 20 - 28 Background Panax stipuleanatus a rare medicinal plant with health-promoting and anti-cancer effects is in danger of extinction. Therefore culturing the embryonic callus cell line towards large-scale clonal propagation helps to preserve this medicinal plant in the future. Objectives are to study on morphological physiological characteristics and size changes of callus during growth and embryogenesis .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN