tailieunhanh - Giáo trình Tâm lý học II: Phần 2

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 của giáo trình Tâm lý học II tiếp tục trình bày nội dung của các chương còn lại, cụ thể là tâm lý học dạy học, tâm lý học giáo dục, tâm lý học nhân cách người giáo viên. Mời các bạn cùng tham khảo. | Chương 5 TÂM LÍ HỌC DẠY HỌC Chất lượng học tập tùy thuộc vào những điều kiện bên ngoài lẫn những điều kiện bên trong của sự học tập. Những điều kiện bên ngoài đó là nội dung tri thức phong cách dạy của giáo viên việc tổ chức dạy học và cơ sở thiết bị của nhà trường. Những điều kiện bên trong đó là sự giác ngộ mục đích học tập của học sinh thể hiện trong nhu cầu động cơ hứng thú học tập vốn kinh nghiệm tri thức và trình độ phát triển trí tuệ trình độ phát triển các kỹ năng học tập đã và đang hình thành. Do đó muốn cho học tập đạt kết quả cao đòi hỏi giáo viên phải biết kết hợp những điều kiện bên trong và những điều kiện bên ngoài của sự học tập một cách biện chứng. Nói cách khác hệ thống công việc của giáo viên chỉ có thể có hiệu quả khi nó dựa trên sự hiểu biết những cơ chế bên trong của hoạt động học tập mà đề ra những biện pháp sư phạm thích hợp những tác động bên ngoài hiệu nghiệm. Chỉ có vậy hoạt động dạy của giáo viên mới thực sự khoa học mới đảm bảo tính sư phạm cao. Không những giáo viên phải biết kết hợp những điều kiện bên ngoài và bên trong của sự học tập mà bản thân học sinh cũng phải biết kết hợp biện chứng cái bên trong và cái bên ngoài của điều kiện sư phạm để điều chỉnh hoạt động học tập của mình thích nghi tối ưu với những tác động bên ngoài. Chính điều đó đã dẫn đến kết quả logic đó là sự gắn bó khăng khít giữa hoạt động dạy và hoạt động học. Những yếu tố bên ngoài chính là đối tượng của lý luận dạy học. Những yếu tố bên trong quyết định sự học tập chính là đối tượng của tâm lý học dạy học một bộ phận của tâm lý học sư phạm. I. Hoạt động dạy. 1. Khái niệm dạy. Mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển thì phải học. Mặt khác để tồn tại và phát triển xã hội cũng phải truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm đã được các thế hệ trước sáng tạo và tích luỹ tức là phải dạy. Cùng với sản xuất việc dạy thế hệ sau là hai phương thức cơ bản để xã hội tồn tại và phát triển. Dạy là sự truyền lại của thế hệ trước cho thế hệ sau những kinh nghiệm mà xã hội đã .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN