tailieunhanh - Nghiên cứu tính sáng tạo của trẻ khiếm thính 4 - 7 tuổi qua hoạt động vẽ

Việc nghiên cứu tính sáng tạo của trẻ khiếm thính 4 – 7 tuổi là vô cùng cần thiết để cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề ra các biện pháp giáo dục nhằm phát huy tính sáng tạo của trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. “Nghiên cứu tính sáng tạo của trẻ khiếm thính 4 - 7 tuổi qua hoạt động vẽ” được lựa chọn nhằm đáp ứng những nhu cầu cả về lí luận và thực tiễn dạy học cho trẻ khiếm thính ở trường mầm non hiện nay, góp phần phát triển tính sáng tạo cho trẻ khiếm thính 4 – 7 tuổi. | KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 NGHIÊN CỨU TÍNH SÁNG TẠO CỦA TRẺ KHIẾM THÍNH 4 - 7 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG VẼ Võ Thị Thủy Trúc Lớp K60A Khoa Giáo dục Đặc biệt GVHD TS. Trần Thị Minh Thành Tóm tắt Các nhà khoa học đã khẳng định bất cứ ai cũng đều tiềm ẩn một khả năng sáng tạo kể cả ở trẻ khuyết tật. Trẻ khiếm thính TKT là những trẻ có sự suy giảm hoặc mất sức nghe dẫn tới việc tiếp nhận thông tin bằng thính giác gặp khó khăn. Tuy nhiên trẻ có khả năng tri giác thị giác rất tốt. Nghiên cứu tính sáng tạo của TKT 4-7 tuổi qua trắc nghiệm sáng tạo vẽ hình TSD-Z cho thấy trẻ đạt được mức độ sáng tạo từ trung bình trở lên. Trong đó có 46 TKT 4 7 tuổi đạt được mức độ trung bình C 36 trẻ đạt ở mức độ trên trung bình D 12 trẻ đạt ở mức độ khá E và có 6 trẻ ở mức độ cao F . Không có trẻ nào ở mức độ kém và dưới trung bình cũng như không có trẻ nào ở mức xuất sắc. Trong khi giới tính có ít sự liên hệ với mức độ sáng tạo ở TKT 4-7 tuổi còn độ tuổi và môi trường học tập có ảnh hưởng tới mức độ sáng tạo của trẻ. Từ khóa trẻ khiếm thính tính sáng tạo TSD-Z. I. MỞ ĐẦU Hoạt động sáng tạo của con ngƣời là động lực phát triển của xã hội loài ngƣời. TKT do bị phá hủy sức nghe nhƣng trẻ chỉ khó khăn về nghe nói nhƣng các giác quan khác của trẻ vẫn phát triển bình thƣờng thậm chí giác quan thị giác của trẻ còn phát triển tích cực hơn trẻ bình thƣờng. Các nghiên cứu đã chứng minh mặc dù cảm giác nghe của TKT bị khiếm khuyết nhƣng khả năng về tri giác thị giác lại khá tinh nhạy và đƣợc trẻ tận dụng một cách triệt để. Vì vậy TKT thƣờng có năng khiếu về tạo hình hoặc múa. Trên thế giới tính sáng tạo TST và phát triển tính sáng tạo cho trẻ khuyết tât nói chung và trẻ khiếm thính TKT nói riêng đã đƣợc quan tâm từ những thập niên 70 của thế kỉ XX. Một số tác giả nƣớc ngoài đã nghiên cứu biện pháp dạy học phát huy TST của TKT nhƣ Kohl 1966 Kaltosournis 1969 KaCacsg 1990 Cluadine Sherrill s 1980 và Laughton Joan 1988 . Ở Việt Nam một số nhà tâm lí giáo dục đã quan tâm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN